Đà Lạt thuở mới hình thành
Trước khi trở thành một trung tâm du lịch, Đà Lạt còn rất hoang sơ, là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tháng 6 năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943) người gốc Thụy Sĩ, quốc tịch Pháp mở một cuộc thám hiểm, và đã khám phá ra cao nguyên Lang Biang.
Nhận thấy nơi đây thỏa mãn các tiêu chí: “Độ cao thích hợp, diện tích đủ rộng, bảo đảm nguồn nước, khí hậu ôn hòa, có thể đến được”, bác sĩ Yersin đã đề xuất với Toàn quyền Paul Doumer thành lập tại đây “Trung tâm Nghỉ mát”.
Đà Lạt thời vẫn còn hoang sơ
Sau khi cử hai phái đoàn lên thám hiểm, quan sát tại chỗ, Toàn quyền Paul Doumer khẳng định trên lãnh thổ Việt Nam không nơi nào lý tưởng như Đà Lạt.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Đà Lạt năm 1925
Toàn quyền đã cho xây dựng Sở Khí tượng, Trạm Trồng trọt Đà Lạt và mở đường từ Sài Gòn, Nha Trang, Phan thiết, Buôn Mê Thuột đến Đà Lạt. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng nên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học. đã giúp Đà Lạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
Những công trình kiến trúc Pháp khiến Đà Lạt như một "tiểu Paris"
Nhờ công cuộc xây dựng và quy hoạch có chủ đích của người Pháp, đến năm 1945, Đà Lạt đã là một đô thị hơn 25 ngàn dân, giữ vai trò một trung tâm giáo dục quan trọng và một thành phố du lịch hấp dẫn.
Đà Lạt chuyển mình trong giai đoạn mới
Trải qua những thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những năm 1970–1980, kể từ cuối thập niên 80, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lịch sử Đà Lạt cũng bước vào một giai đoạn mới.
Năm 1994, Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2010, xác định Đà Lạt là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam.
Năm 1999, thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II. Trong thập niên 1990, dân số Đà Lạt tăng lên mạnh mẽ, từ 120 ngàn người năm 1990 lên 160 ngàn người năm 1999.
Cũng trong giai đoạn này, làn sóng du khách tìm đến thành phố ngày một đông khiến một hệ thống nhà hàng, khách sạn mới ra đời. Kiến trúc Đà Lạt cũng có thêm những công trình mới, đặc biệt trong số đó có biệt thự Hằng Nga và Thiền viện Trúc Lâm, ngày nay đã trở thành hai địa điểm du lịch hấp dẫn.
Biệt thự Hằng Nga - một điểm tham quan thú vị ở Đà Lạt
Trong thập niên 2000, cơ sở hạ tầng đô thị của Đà Lạt tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. Giao thông Đà Lạt cũng có những thay đổi đáng kể, giúp việc đến Đà Lạt thuận tiện hơn trước.
Năm 2009, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I, tiếp tục giữ vai trò một thành phố quan trọng của vùng Tây Nguyên.
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố "ngàn hoa"
Du lịch Đà Lạt trong những năm 2000 ghi dấu bởi những lễ hội và các Festival Hoa bắt đầu được tổ chức. Đà Lạt nổi tiếng với tên gọi "thành phố ngàn hoa", hay thành phố mộng mơ đã in đậm dấu ấn trong thơ ca. Lượng du khách đến thành phố tăng từ 710 ngàn lượt khách năm 2000 lên 2,1 triệu lượt khách năm 2009.
Đà Lạt ngày nay với rất nhiều công trình mới, hiện đại
Đà Lạt ngày nay là một thành phố hơn 200 ngàn dân, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm mang thương hiệu Đà Lạt, như rượu vang, hoa, hoa quả sấy, và cả ẩm thực đường phố.
Đà Lạt còn hấp dẫn du khách với rất nhiều những homestay ấn tượng
Sau 125 năm thành lập và phát triển, Đà Lạt – thành phố được hình thành với những nét kiến trúc đậm chất Pháp, kết hợp với khí hậu mát mẻ dễ chịu quanh năm, đã trở thành một trong những thành phố hàng đầu cả nước về du lịch, một địa danh có sức cuốn hút kỳ lạ làm say lòng bao du khách.
Hà Thu tổng hợp
Còn vài ngày nữa mới đến ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3 nhưng hiện nay giá hoa hồng của Đà Lạt (Lâm Đồng) và một...
Sau thời gian dài ngưng trệ vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng đã nhộn...
Trưa 22/8, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại điểm tham quan du lịch Nông trại Cún ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2022 do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chiều 14/7,...
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi họp báo công bố Tuần lễ vàng Du...
Ngày 20/4, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, trong kỳ...
Sáng nay (10/4), tại Đền thờ Âu Lạc nằm trong danh thắng cấp quốc gia Khu du lịch thác Prenn Đà Lạt, tỉnh Lâm...
Giải chạy được thiết kế theo quy mô và hình thức của một lễ hội thể thao âm nhạc, với mục tiêu trở thành điểm...
Trong bảng xếp hạng của Booking.com về những điểm đến để ngắm hoa, Đà Lạt (Lâm Đồng) đứng thứ 3 trong top 10...
Trước cơn sốt bất động sản, tỉnh Lâm Đồng đã và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ...
Sau gần một năm "đóng băng" vì dịch COVID-19, ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đang có bước phục hồi mạnh mẽ....
Đến ngày 6/2, tức mùng 6 Tết, tỉnh Lâm Đồng thu hút được hơn 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có 1.900...