Đây là hoạt động tiếp nối triển lãm các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng con giáp “Hợi Dome” vừa khai mạc ngày 20/1/2019 tại Trung tâm thương mại Hàng Da của nhóm G39.
Khác với “Hợi Dome”- một triển lãm với bảng màu dương tính bắt mắt, rực rỡ (từ các đĩa gốm Bát Tràng vẽ con giáp đến các tranh sơn dầu, acrylic), “Sắc Dó & Gốm Hương Canh” mang nhiều chất âm hơn.
Triển lãm trưng bày gần 100 tác phẩm (gồm tranh giấy dó, bình gốm, điêu khắc gốm của các họa sĩ) và 2 tác phẩm đặc biệt: Một ảnh chụp nhóm họa sĩ G39 trực tiếp vẽ gốm của nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long, một video về làng gốm Hương Canh, về lò gốm nghệ thuật Quang Đức và buổi sáng tác tại chỗ của nhóm họa sỹ G39 do đạo diễn Dương Hoàng Bảo Trân thực hiện.
Các tác phẩm đơn sắc (mực nho vẽ trên giấy dó màu ngà hay tác phẩm điêu khắc, đi nét trên bình gốm, lọ gốm sành Hương Canh với màu chủ đạo đỏ nâu) mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, đem đến cho người xem cảm giác về sự thâm trầm, lắng đọng, suy tư trước thời khắc chuyển giao.
Sự trưng bày kết hợp giữa hai dòng sản phẩm thủ công: Một dòng “thử nước” là giấy dó (từ vỏ cây dó ngâm, giã, seo, phơi…) và một dòng “thử lửa” từ đất sét nung thành gốm trong một diện mạo mới mang chất thi họa, “Sắc Dó & Gốm Hương Canh” thể hiện ý nghĩa về sự giao hòa, tôn vinh làng nghề truyền thống và nghệ thuật, vẻ đẹp của sự khác biệt trong tổng thể (giấy- gốm, tranh- tượng), mỹ cảm dân gian và tinh thần nghệ sĩ.
Triển lãm cũng mang thông điệp về ứng xử với vẻ đẹp truyền thống trong đời sống hiện đại. Truyền thống là một giá trị và cần được tôn trọng, nhưng nhìn lại truyền thống, học hỏi truyền thống để làm mới truyền thống mới là cách tôn vinh truyền thống có ý nghĩa nhất.
22 họa sĩ tham gia triển lãm lần này là Bình Nhi, Võ Lương Nhi, Ngô Thị, Nguyễn Hồng Phương, Vũ Bích Thủy, Hoàng Phương Liên, Hoàng Hải Anh, Nguyễn Minh Hiếu, Lâm Đức Mạnh, Xuân Đệm, Nguyễn Hồng Quang, Phạm Trần Quân, Đào Thanh Nguyễn Minh, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Quốc Thắng, Tào Linh, Đỗ Dũng, Lê Thiết Cương, Đông Duy, Lưu Công Nhân.
Triển lãm khai mạc lúc 17h, thứ bảy ngày 26/1/2019 và kéo dài đến hết 24/2/2019 (20 tháng Giêng âm lịch).
Trong lễ khai mạc sẽ có các hoạt động đặc biệt như Nghệ nhân Giang Thị Nhạn làng gốm Hương Canh trực tiếp trình diễn kỹ thuật vuốt tay gốm; Các họa sĩ vẽ tranh Tết chất liệu mực nho trên giấy dó tặng khách mời.
Phạm Dương, theo Tuoitrethudo
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...