Bánh gai Hát Lót được bà con địa phương biết đến khá lâu, bắt nguồn từ làng nghề truyền thống bánh gai ở Yên Sở, Hà Tây. Khác với thường ngày, cứ mỗi dịp giáp tết, nơi đây lại trở nên rộn ràng và bận rộn hơn, bếp lửa trong các gia đình làm bánh ngày đêm đỏ rực, cho ra hàng nghìn mẻ bánh cung cấp theo đơn đặt hàng ở khắp các tỉnh. Chị Nguyễn Thị Dịu ở bản No, Chiềng Mung, một vị khách thường xuyên mua hàng chia sẻ, mỗi lần đi qua đều ghé vào mua, về mọi người ăn cũng rất là khen ngon.
Những chiếc bánh gai hấp nóng hổi
Gia đình bà Trần Thị Soi là một trong những hộ làm bánh gai lâu năm và có tiếng ở nơi đây. Trước đây, bà làm bánh chỉ để phục vụ cho gia đình mỗi dịp lễ tết, hay làm để ăn, sau này được nhiều người khen ngon nên bà quyết định làm để bán.Thời gian đầu, gia đình chỉ làm phục vụ bà con trong khu vực và người qua đường, mỗi ngày khoảng 50-100 chiếc với giá bán 20.000/10 chiếc. Dần dần, bánh gai ở đây ngày càng được nhiều người biết đến, đặt mua. Đến nay, mỗi ngày gia đình bán được 400 đến 500 chiếc bánh, mỗi dịp lễ tết có ngày còn bán được hơn 1000 chiếc, với giá 40.000 đến 50.000 đồng/ 10 chiếc.
Để làm ra những chiếc bánh gai ngon thì không thể bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào, tỉ mỉ từ quy trình làm, nguyên liệu phải chọn kỹ lưỡng, chất lượng ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm là điều rất quan trọng tạo sự tin tưởng, thu hút người tiêu dùng. Bà Trần Thị Soi cho biết, không cần lãi nhiều mà chỉ cần mọi người ăn vừa lòng, khách ăn không bị sạn là phấn khởi.
Bà Soi vừa gói bánh vừa chia sẻ cách làm ra những chiếc bánh ngon
Nghề làm bánh gai đã làm tăng thêm nguồn thu ổn đinh, giúp bà con nơi đây thoát được nghèo. Gia đình chị Nguyễn Thị Vị, quê ở Phú Thọ, khi mới lên đây, nguồn thu chủ yếu của gia đình từ làm nghề nông như: Trồng mía, trồng cà phê, chăn nuôi, nhưng cũng chẳng đủ trang trải cuộc sống. Từ khi bắt đầu làm bánh gai đến nay, nguồn thu của gia đình ổn định và khấm khá hơn. Mỗi năm, cả bánh gai và các nguồn thu khác, đã cho thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng.
Tiểu khu 10, xã Hát Lót có hơn 160 hộ dân, đến nay đã có hơn 50 hộ làm bánh gai, tỉ lệ khá giàu 25 đến 30%, nghèo chỉ còn 1 hộ. Nhờ có bánh gai và các nguồn thu khác, thu nhập bình quân mỗi năm là 35 triệu đồng/ người/ năm. Trong những năm tới, chủ trương của xã Hát Lót sẽ xây dựng làng nghề bánh gai truyền thống.
Cứ mỗi dịp giáp Tết, chiếc bánh gai đã trở nên quen thuộc với nhiều hộ gia đình, không chỉ ở địa phương, mà còn trên khắp các tỉnh thành phố. Các đơn đặt hàng dịp này lên đến hàng nghìn chiếc. Bánh gai Hát Lót đang mang thương hiệu đi khắp mọi nơi, góp phần phong phú hơn cho đặc sản núi rừng Tây Bắc./.
Lương Anh, theo Đắc Thanh, VOV Tây Bắc
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...
Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...
Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...