Theo tập quán, người Thái thường ở nhà sàn. Trong mỗi nếp nhà sàn có hai gian bếp. Ngoài việc để nấu nướng, bếp còn là nơi tập trung những sinh hoạt của cả gia đình.
Bếp lửa nhà sàn người Thái Tây Bắc
Trong nếp nhà sàn truyền thống của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bếp lửa. Ngày xưa, mỗi gia đình người Thái thường có nhiều thế hệ cùng chung sống nên ngôi nhà sàn cũng có từ 3-5 gian; có 2 cầu thang, đặt ở 2 đầu hồi, và đặc biệt có 2 gian bếp trong nhà. Gian bếp phía dưới phòng ngủ của gia chủ tiếng Thái gọi là chi phay cốc, gian bếp ngoài cùng của gia đình gọi là chi phay pai. Hai bếp lửa này đều có những điểm khác nhau, có những điều kiêng kỵ nhất định.
Ông Cà Văn Chung, người am hiểu văn hoá Thái, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Bếp lửa rất cần thiết đối với nhà sàn. Một ngôi nhà ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục người ta thường nhờ bên ngoại làm bếp lửa này. Anh em bên mẹ của chủ nhà là tốt nhất, nếu không thì nhờ anh em bên vợ. Làm bếp xong, bên ngoại cũng chính là người đại diện nhóm bếp đầu tiên cho gia chủ. Bếp lửa thể hiện sự ấm cúng của gia đình, phải có thì gia đình mới làm ăn phát đạt”.
Trước đây vùng nông thôn miền núi không có điện, bếp lửa vừa thắp sáng, sưởi ấm cho cả gia đình, vừa là nơi bàn bạc mọi công việc. Cũng chính vì thế mà người ta ít khi để ngọn lửa tắt, nhất là trong mùa đông giá lạnh.
“Gian bếp chi phay cốc, thường đặt ở phía dưới, đối diện với gian thờ tổ tiên của gia đình. Bếp này rất ít khi dùng để nấu nướng hàng ngày, thường chỉ để các cụ ông ngồi quây quần sưởi ấm, đun nước uống trà. Khi nhà có khách quý đến thăm cũng sẽ trò chuyện tiếp khách tại vị trí này”. Ông Tòng Văn Hịa, người am hiểu văn hóa Thái ở bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, nói.
Với gian bếp phía dưới phòng ngủ của gia chủ (chi phay cốc), con cháu, nhất là phận dâu, chị em phụ nữ không được tự tiện sử dụng để đun nấu, hoặc ngồi ngang hàng với bề trên. Điều đó thể hiện sự tôn trọng ông bà cha mẹ, giữ gìn tôn ti trật tự của gia đình.
“Gian bếp chi phay pai, được đặt ở gian ngoài cùng của nhà sàn. Bếp này là nơi dùng để đun nấu, ăn uống của cả gia đình, không có những điều kiêng kỵ. Mọi sinh hoạt của gia đình chủ yếu diễn ra tại gian bếp này. Kể cả khi trong nhà có chị em sau sinh cũng ăn ngủ ngay cạnh bếp lửa này cho đến lễ đầy cữ (đầy tháng) mới được chuyển về phòng ngủ của vợ chồng”. Ông Tòng Văn Hịa cho biết.
Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống kinh tế được nâng lên, thiết bị đun nấu cũng đa dạng và tiện lợi hơn trước. Nhưng cơ bản gia đình người Thái ở trong bản vẫn duy trì bếp lửa. Trong các ngôi nhà sàn của bà con bây giờ, nếu không có 2 bếp lửa như xưa thì cũng phải có ít nhất một bếp. Điều này cho thấy bếp lửa thực sự có ý nghĩa trong đời sống của đồng bào./.
Theo VOV.VN
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...
Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...
Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...