Mận là một trong những trái cây được ưa chuộng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Kim Thanh/ VOV1
Theo phong tục truyền thống, sáng sớm tết Đoan Ngọ mọi người sẽ mua rượu nếp và các loại hoa quả đúng mùa để thắp hương sau đó sẽ ăn các loại này để nhằm diệt sâu bọ trong bụng.
Tại một số chợ dân sinh như: chợ Nghĩa Tân, Nam Trung Yên, Trung Kính, hay chợ Hôm Đức Viên, chợ Long Biên, ngay từ đầu giờ sáng các mặt hàng phục vụ cho ngày Tết Đoan Ngọ đã được bày bán đa dạng về chủng loại, đặc biệt là rượu nếp cẩm. Giá bán mỗi nơi khác nhau, giao động từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng /kg.
Bà Phạm Thị Hương, tiểu thương chợ Trung Kính cho biết, rút kinh nghiệm từ năm trước, năm nay bà làm nhiều rượu nếp hơn nhưng chỉ bán một lúc buổi sáng đã hết, đến 7 giờ sáng, bà Hương đã bán gần hết 1 tạ rượu nếp.
“4 rưỡi sáng ra đây đã có người mua rồi. Ngày này mình phải làm nhiều hơn, làm gấp 3-4 lần bình thường. Họ cứ mua 1 cốc rượu nếp cẩm và 1 cốc nếp trắng. Ngoài ra cốm và bánh nếp cũng đắt hàng. Người dân mua mỗi thứ một ít để bày lên mâm cúng Tết Đoan Ngọ.”
Hoa quả được tiêu thụ nhiều nhất trong ngày này là mận và vải, vì vậy, giá 2 loại quả này tăng mạnh hơn ngày thường, 1 kg mận có giá 80 nghìn đến 95 nghìn đồng/kg. Mặc dù đã chuẩn bị nhiều loại hoa quả nhiều hơn ngày thường, nhưng nhiều tiểu thương vẫn không đáp ứng đủ sức mua của người dân.
Chị Trần Thị Lan, tiểu thương chợ Nhân Chính cho biết: “Hoa quả năm nay, tất cả các loại đều biến động nhiều hơn so với mọi năm. Mọi năm tôi chỉ bán 50-60 nghìn 1 kg mận là đắt, nhưng năm nay lên đến 85-90 nghìn, có thể hơn 100 nghìn/kg mận ngon. Cái gì cũng đắt hàng, vải cũng đắt lên nhiều, gấp 3 lần năm ngoái. Năm ngoái chỉ 18-20 nghìn một kg nhưng năm nay 55-60 nghìn/kg. Dưa hấu năm ngoái 18 nghìn thì năm nay 25 nghìn/kg. Đắt như vậy nhưng người dân vẫn mua nhưng số lượng ít đi thôi.”
Các bà các mẹ tất bật mua rượu nếp từ sáng. Ảnh: Kim Thanh/ VOV1
Mặc dù giá có cao hơn so với ngày thường, nhưng để cúng Tết Đoan ngọ, hai thứ không thể thiếu là mận và rượu nếp nên dù đắt nhưng gia đình nào cũng mua.
Chị Nguyễn Mai Hoa ở quận Long Biên chia sẻ: “Có 4 lạng mận mà tận 34 nghìn đây, nhưng cả năm có mỗi một ngày Tết như này nên đắt cũng mua, về cho chồng con mỗi người mấy quả. Truyền thống từ đời xưa đến giờ rồi, cứ 5/5, bố mẹ tôi cứ mua rượu nếp, hoa quả, nấu nồi chè cho cả nhà cùng liên hoan.”
Bà Đoàn Thu Nga, cũng ở quận Long Biên kể: “Đây là phong tục rồi, trước cứ thấy bố mẹ mua thì giờ mình cũng theo. Cứ 5/5 là giết sâu bọ, sáng sớm gọi các con dậy ăn mận và ăn rượu nếp.”
Ngày nay, mặc dù tục lệ cúng gia tiên không còn cầu kỳ nữa, song "Tết giết sâu bọ” vẫn khá phổ biến trong cả nước. Đây là một phong tục đẹp, một nét văn hóa ẩm thực truyền thống cần được gìn giữ./.
Kim Thanh/ VOV1
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...