400 di vật và gần 10 di tích khảo cổ hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại đây hầu hết được Viện Khảo cổ học khai quật được trong hai năm 2008-2009. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 140 di tích cùng với hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kì chồng xếp, đan xen nhau. Đây là phát hiện quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử phát triển lâu dài, liên tục của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long suốt 1300 năm. Khu “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm tòa nhà Quốc hội” được cấu trúc theo lát cắt địa tầng, theo diễn biến thời gian từ xưa lại gần và nội dung được thể hiện lồng ghép, đan cài giữa các di tích và di vật. Trong đó, phần di tích được xem là “hồn cốt” của toàn bộ khu trưng bày.
Tham quan không gian trưng bày đặc biệt này, du khách sẽ đi từ tầng hầm 2, nơi có vị trí sâu hơn. Tại đây, các “thượng đế” sẽ được chiêm ngưỡng các di tích, di vật của thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ 7-10) với diện tích gần 2000m2. Di tích nền móng kiến trúc, giếng nước nguyên gốc, mộ ngựa, được trưng bày dưới mặt sàn vô cùng sinh động.
Điều khiến các du khách vô dùng thích thú là được khám phá những dấu tích của 17 công trình kiến trúc gỗ, 7 giếng nước và nhiều di vật, đồ dùng sinh hoạt từ thời Đại La, hoặc kiến trúc gỗ thời Đinh - Tiền Lê. Trong đó, nổi bật nhất là tấm phù điêu “Bình Minh Thăng Long” có kích thước hơn 15m2 được tạo dựng bởi hàng ngàn viên gạch, ngói được khai quật từ thời Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê. Tiếp đến, du khách sẽ di chuyển lên tầng hầm 1, diện tích gần 1.700m2, để tham quan không gian trưng bày những di tích, di vật Thăng Long.
Nổi bật nhất là những mô phỏng về kiến trúc cung điện thời Lý, được tái tạo giống như bối cảnh khai quật. Mặt bằng kiến trúc được trình diễn bằng hệ thống 42 đèn cột ánh sáng, để gợi mở cho công chúng hình dung về 42 cột gỗ của một công trình kiến trúc Cung điện thời Lý.
Không chỉ được tham quan các di vật, di tích, khách tham quan còn được tìm hiểu về lịch sử, khảo cổ thông qua các bộ phim mô phỏng 3D hiện đại. Bảo tàng thiết kế đường đi bằng kính dày, trong suốt, dưới đó là những mô tả công trường khai quật Hoàng thành khiến người xem như đang được ở trong trung tâm khai quật.
Hiện nay, Bảo tàng chưa mở cửa phục vụ đại trà. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp lữ hành, nếu mở cửa đón du khách, đây sẽ là điểm đến hấp dẫn bậc nhất Thủ đô mà bất cứ “thượng đế” nào cũng muốn được đặt chân đến.
Dưới đây là một số hình ảnh không gian “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm tòa nhà Quốc hội”:
Theo Kinhtedothi
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...