Thông tin từ Bộ VHTTDL ngày 1/7 cho biết: Các hoạt động văn hóa với chủ đề “Hương vị mùa Hè” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, hấp dẫn; qua đó, đề cao vai trò trách nhiệm của giới trẻ với cộng đồng; đồng thời giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 54 dân tộc Việt Nam.
Trong tháng 7/2019, Ban tổ chức tiếp tục thực hiện chương trình “Ngày Hè của em” với phần trưng bày, giới thiệu các hoạt động dành cho trẻ thơ, một số trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chắt, chơi chuyền, làm diều… Ngoài ra còn có phần trình diễn, trưng bày, giới thiệu nhạc cụ truyền thống. Các em sẽ được trải nghiệm và học các nhạc cụ của đồng bào các dân tộc, được tham gia một số trò chơi dân gian như: ném pao, đánh cù của dân tộc Mông; đẩy gậy của dân tộc Mường; tó má lẹ của dân tộc Thái; ném vòng của dân tộc Cơ Tu; đi cà kheo, thả diều…
Các em cũng được hướng dẫn tái chế vỏ chai nhựa thành các vật dụng hữu ích để tham gia cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn,” góp phần hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống.
Tại các làng của đồng bào các dân tộc sẽ diễn ra hoạt động theo chuyên đề “Nét đẹp dân gian qua nghề dệt truyền thống.”
Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền thống. Sự khéo léo, chăm chỉ của các nghệ nhân đã tạo nên những vẻ đẹp, sắc màu riêng, không gian trải nghiệm cho du khách khi đến đây.
Hơn hết, đó còn là môi trường để các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn nghề, phát huy tri thức bản địa của các nhóm nghệ nhân. Trong đó, đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mường, dân tộc Khơ Mú bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống; dân tộc Mông với nghề se lanh dệt vải; dân tộc Tà Ôi với nghề dệt Zèng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ VHTTDL công nhận; dân tộc Ê Đê, dân tộc Ba Na với nghề dệt truyền thống vùng Tây Nguyên.
Nghề truyền thống là tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc, việc bảo tồn nghề cũng chính là bảo tồn tri thức bản địa, bảo tồn kỹ năng sống và các giá trị văn hóa độc đáo của từng dân tộc.
Mỗi sản phẩm thủ công truyền thống đều chứa đựng những câu chuyện, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào...
Bảo tồn nghề truyền thống chính là bảo tồn kho tàng văn hóa dân gian quý giá của từng dân tộc và đất nước.
Thanh Giang, vietnamplus.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...