San hô Cù Lao Chàm mới phục hồi cần bảo vệ
Bến Cửa Đại nằm trên địa bàn phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là bến du thuyền duy nhất vận tải hành khách từ Hội An ra Khu dự trữ sinh quyền Thế giới Cù Lao Chàm và ngược lại. Tại đây, hiện có 40 doanh nghiệp với hơn 130 phương tiện tham gia vận chuyển khách.
Ông Huỳnh Kim Ba, Giám đốc Công ty TNHH Phú Lộc cho biết, đơn vị tham gia tuyến du lịch Hội An - Cù Lao Chàm đã hơn 8 năm. Theo quy định của Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông - Vận tải, kể từ đầu năm 2020, toàn bộ các phương tiện vận tải phải chuyển đổi từ cấp VR-S1 lên cấp VR-SB.
Hiện nay, một số doanh nghiệp vay vốn đầu tư nâng cấp máy, nâng cấp từng bước các phương tiện vận tải hành khách theo quy định. Theo ông Huỳnh Kim Ba, khi nghe thông tin Đà Nẵng mở tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm, hầu hết các chủ phương tiện tỏ ra hoang mang.
"Trong năm 2019 chuyển đổi dần và cố gắng đến hết năm 2019 sẽ không còn tàu VR- S1 hoạt động theo đúng chủ trương của ngành thủy nội địa. Nghe thông tin Đà Nẵng mở tuyến đưa khách vô thì doanh nghiệp rất hoang mang về việc đầu tư. Như vậy, lượng khách sẽ phân chia, toàn bộ khách chúng tôi đón ở Đà Nẵng là chính", ông Ba cho biết.
Hội An muốn khống chế lượng khách đến Cù Lao Chàm khoảng 3.000 người mỗi ngày
Lãnh đạo thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thì cho rằng, thành phố Đà Nẵng mở tuyến vận tải biển đưa khách từ cảng Sông Hàn ra Cù Lao Chàm với phương tiện hiện đại, tàu to máy lớn sẽ gây áp lực cho địa phương trong việc bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An thì Cù Lao Chàm vốn đã quá tải rồi, nếu mở thêm tuyến vận tải đưa khách từ Sông Hàn đi Cù Lao Chàm càng làm tăng nguy cơ phá vỡ cảnh quan, ô nhiễm môi trường và nhiều hệ lụy khác.
Ông Sơn cho biết, Cù Lao Chàm có diện tích 15 km2, đa dạng về sinh học. Hiện, sức “chịu tải” của Cù Lao Chàm không quá 3.000 khách tham quan mỗi ngày. Nếu lượng khách tham quan vượt con số 3.000 người thì sẽ thiếu hụt nguồn nước sạch. Vì hiện nay, nước sinh hoạt ở Cù Lao Chàm chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên từ hồ Bìm. Vấn đề đáng lo ngại nữa theo ông Nguyễn Văn Sơn đó là ô nhiễm rác thải.
"Nếu như việc tổ chức tour đi thẳng từ Đà Nẵng ra Cù Lao Chàm không qua khâu kiểm soát thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cho Cù Lao Chàm với lượng rác thải từ khách du lịch khá nhiều. Mà chúng ta biết rằng, túi ni-lon, đồ nhựa là “kẻ thù” của sinh vật biển. Và cũng làm vỡ quy hoạch của Hội An. Lâu nay, chúng ta biết rằng, tốc độ tăng của khách du lịch đi Cù Lao Chàm tăng đột biến. Có những thời điểm 1 ngày lên tới 7.000 đến 8.000 người", ông Sơn cho biết.
Cù Lao Chàm có diện tích 15 cây số vuông
Trong khi đó, các hãng lữ hành ở thành phố Đà Nẵng tỏ ra thích thú với việc mở tuyến trực tiếp từ Sông Hàn đi Cù Lao Chàm. Vì như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thay vì trước đây, họ đưa khách từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường bộ, rồi sau đó đưa khách xuống bến Cửa Đại đi ra Cù Lao Chàm.
Ông Lý Đắc Nam, Giám đốc Công ty du lịch Khang Huy, Đà Nẵng cho biết, trên thực tế, việc mở tuyến vận tải này sẽ tạo thuận lợi cho du khách từ nhiều nơi đến Cù Lao Chàm: "Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đầu tiên là phải đảm bảo môi trường như vậy mới có thể làm lâu được nhưng tại sao chúng ta không nghĩ làm sao để phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo về môi trường dựa trên cách quản lý tốt của nhà nước."
Việc mở tuyến du lịch đường thủy Sông Hàn đi Cù Lao Chàm đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng bàn bạc, thống nhất. Chương trình quảng bá du lịch 3 địa phương Thừa thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cũng đã đề cập đến việc mở các tour du lịch.
Nội dung hợp tác “3 địa phương, 1 điểm đến” cũng tính đến việc xây dựng cơ chế chính sách và quản lý nhà nước, hợp tác trong lĩnh vực du lịch, đầu tư và phát triển sản phẩm.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho rằng, Đà Nẵng mới xây dựng kế hoạch mở tuyến du lịch đường thủy, còn việc mở như thế nào và đưa bao nhiêu khách ra Cù Lao Chàm mỗi ngày cần phải được bàn bạc kỹ giữa các ngành, địa phương liên quan.
"Vừa rồi thành phố ban hành kế hoạch đó là kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ dựa trên tuyến đã có sẵn rồi, cái này không phải là mới. Tuyến này 2 địa phương thống nhất trong Thông báo kết luận 385. Còn để chi tiết thì phải bàn bạc nhiều lần trao đổi thêm. Nếu có làm thì để đảm bảo không tạo áp lực về hạ tầng, tàu bè đi ra như thế nào còn phải xin ý kiến của Cục Đường thủy nội địa, Bộ Giao thông - Vận tải chứ không phải nói là làm được ngay. Thứ 2 nữa là vai trò của Đà Nẵng trong liên kết vùng nữa, mình cũng phải có trách nhiệm", ông Bình cho biết.
Hoài Nam/ VOV Miền Trung
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...