40 năm đã qua kể từ ngày 17/2/1979, quân và dân ta, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc đã nêu cao ý chí độc lập, tự do, khát vọng hòa bình, kiên cường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng nơi biên cương của Tổ quốc.
Nhằm ôn lại trang sử hào hùng của đất nước, những đóng góp của Đài TNVN trong chiến thắng vẻ vang, tri ân những cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nghệ sỹ, kỹ thuật viên ở thời kỳ oanh liệt đó, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu – nghệ thuật với chủ đề “Chiều dài biên giới”.
Các thế hệ cán bộ phóng viên VOV và đông đảo khán giả tham gia chương trình
Tại buổi giao lưu nghệ thuật, khán giả được lắng nghe những bài ca bất hủ, những giai điệu hào hùng, từng thôi thúc, lay động trái tim của hàng chục triệu người dân Việt Nam thời bấy giờ, giúp các chiến sỹ chắc tay súng bảo vệ biên giới, như: “Chiến đấu vì độc lập tự do”, “Bài ca trên đỉnh Pò Hèn”, “Lời tạm biệt lúc lên đường”, “Hãy cho tôi lên đường”…
Bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Nhạc sỹ Phạm Tuyên do các ca sỹ Đăng Dương, Hoàng Tùng, Đại Hải và hợp xướng Nhà hát Đài TNVN trình bày
Khán giả cũng được nghe chia sẻ đầy xúc động của các nhạc sỹ, nghệ sỹ, những người trực tiếp chiến đấu và góp công sức vào chiến thắng hào hùng thời đó, trong đó có nhạc sỹ Phạm Tuyên, nhạc sỹ Trương Quý Hải, NSƯT Tuyết Thanh, NSND Thanh Hoa, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, ông Vũ Mão - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, nhà báo kỳ cựu Vĩnh Trà, ông Đoàn Việt Trung - nguyên Phó TGĐ Đài TNVN...
Nhạc sỹ Phạm Tuyên và nghệ sĩ Tuyết Thanh tại cuộc giao lưu
Vào đêm 17/2/1979, khi nghe tin Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc, nhạc sĩ Phạm Tuyên khi đó đang công tác tại Đài TNVN. Ông kể: "Tôi nhận thấy đây là cuộc chiến tranh rõ ràng, không còn chỉ là những xung đột nhỏ lẻ. Khi nghĩ về đất nước vừa trải qua bao nhiêu vết thương, lại phải gồng mình trước cuộc chiến tranh mới, lòng tôi trào dâng những cảm xúc khó tả, thôi thúc tôi đặt bút viết bài hát “Chiến đấu vì độc lập, tự do” với tinh thần khái quát mục đích của cuộc chiến tranh cùng mong muốn như là tiếng chuông cảnh tỉnh, báo cho mọi người biết về cuộc chiến tranh và hãy đứng lên bảo vệ biên cương Tổ quốc: “Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương! Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng. Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường. Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người. Độc lập - Tự do!”.
Bà Tuyết Thanh lúc đó là ca sỹ của Đài Tiếng nói Việt Nam là người đầu tiên hát bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” cho biết, bà và các nghệ sĩ của Đài đã tập bài hát này và các bài hát khác tập ngày đêm để kịp tuyên truyền, kịp thời động viên các chiến sỹ.
"Sau 3 ngày chiến tranh nổ ra, nhạc sỹ Phạm Tuyên viết xong bài hát, chúng tôi đã gấp gáp thu thanh để kịp thời phát sóng động viên anh em chiến sĩ và ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Anh em chúng tôi làm ngày, làm đêm vì có nhiều nhạc sĩ của khắp cả nước gửi tác phẩm về thì cứ phải thay nhau thu thanh", bà Tuyết Thanh nhớ lại.
Kỷ niệm đặc biệt nhất của nghệ sỹ Tuyết Thanh chính là một lần bà hát bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” cho các thương binh nghe. Trong lần đó có một em thương binh nặng, khoảng 18 tuổi đã nói rằng rất thích bài hát này. Tuy nhiên, ngay sau khi bà hát cho các thương binh khác rồi quay trở lại giường bệnh, chiến sỹ trẻ đó đã hy sinh.
Chương trình giao lưu – nghệ thuật “Chiều dài biên giới” diễn ra tại Nhà hát Đài TNVN, 58 Quán Sứ
Nhà báo Kim Cúc, nguyên Phó TGĐ Đài TNVN tham gia giao lưu
Vào thời điểm đó, tại Đài TNVN, tất cả cán bộ, công nhân viên, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, văn nghệ sĩ đều dành ưu tiên cao nhất, dành tình cảm lớn nhất cho vùng biên giới. Không ít phóng viên được cử ra chiến trường để có những tin, bài nóng hổi về trận chiến, kịp thời động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta; trong đó có nhà báo Kim Cúc (nguyên Phó Tổng giám đốc Đài TNVN); nhà báo Vĩnh Trà (nguyên Trưởng ban Thư ký biên tập Đài TNVN)… Nhà báo Kim Cúc, nguyên Phó tổng Giám đốc Đài TNVN nhớ lại những năm tháng có mặt tại Lào Cai để phản ánh về cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
"Đến thị xã Lào Cai, chúng tôi chứng kiến cảnh tan hoang do bị tàn phá. Cảm xúc lúc đó của tôi là sự đồng cảm với người dân và chiến sỹ bảo vệ biên cương. Tinh thần anh dũng, sự kiên cường quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc thiêng liêng thể hiện trong hành động của người chiến sỹ. Chính những điều đó đã thôi thúc động viên chúng tôi vượt lên khó khăn thách thức trong cuộc chiến để hoàn thành công việc của mình là phản ánh khách quan sự thật trong cuộc chiến đó", nhà báo Kim Cúc bồi hồi nhớ lại.
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội chia sẻ những câu chuyện xúc động trong cuộc chiến bảo vệ những cột mốc biên giới năm 1979
Ông Đoàn Việt Trung, nguyên Phó TGĐ Đài TNVN (Trái) và Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Hoa (giữa)
Những khoảnh khắc đáng nhớ trong Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chiều dài biên giới”:
Video: hoang_nhuan_cam.mp4
Phút thăng hoa của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khi đọc bài thơ “Tôi không thể nào mang về cho em” do nhà thơ sáng tác để động viên tinh thần quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc cách đây 40 năm
Video: vu_mao.mp4
Bài hát đầy cảm xúc của ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Yên, Quảng Ninh và là Chính trị viên các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện trong thời gian chiến tranh biên giới phía Bắc
Video: pham_tuyen.mp4
Nhạc sỹ Phạm Tuyên chia sẻ hoàn cảnh sáng tác bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do"
Tổng Giám đốc Đài TNVN xúc động trước những chia sẻ của các vị khách mời
Lãnh đạo đài và các vị khách mời chụp ảnh lưu niệm
Đài Tiếng Nói Việt Nam với tư cách là Đài Phát thanh Quốc gia, là nơi phát đi “lời hịch non sông”, nơi mà các nhà báo, nhà văn, nhạc sỹ, ca sỹ, kỹ thuật viên… đã góp sức cùng quân và dân cả nước lập nên những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc 40 năm trước. Những tin tức, bài viết, những lời thơ, câu hát, chương trình của Đài Tiếng Nói Việt Nam đã phản ánh hào hùng cuộc chiến đấu, động viên tinh thần anh dũng của quân và dân ta, chia sẻ những mất mát đau thương, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự do. |
Lan Hương/ Vietnam Journey
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...