Tin tức

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc

10:10 - 28/11/2019
Sáng 27/11, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã tổ chức Hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc. Tham dự hội thảo có lãnh đạo TCDL, Sở VHTTDL Cao Bằng, đại diện các Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư, Công an, các đơn vị trực thuộc TCDL và các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều Bộ, ngành, doanh nghiệp du lịch. Ảnh: Phạm Hà 

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện. Do có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, ngày 5/11/2015, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc). Hiệp định có hiệu lực từ tháng 6.2016 và Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định đã được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/11/2017.

Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng và của quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng. Đồng thời, xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc có các chức năng và hạ tầng đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ theo hướng bền vững, kết hợp bảo vệ môi trường….

Phó TCT Nguyễn Thị Thanh Hương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phạm Hà 

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng cục trưởng TCDL nói: “Cao Bằng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, thời gian gần đây, du lịch của tỉnh Cao Bằng nói chung, của Khu du lịch thác Bản Giốc nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên những kết quả thu được từ du lịch vẫn chưa được như mong muốn. Với Đề án này, TCDL sẽ định hướng việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho Khu du lịch thác Bản Giốc tuân thủ Hiệp định nói trên, nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách du lịch, góp phần khẳng định được thương hiệu du lịch của tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong cuộc làm việc với tỉnh Cao Bằng hồi tháng 3/2019 là Xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch biên giới, du lịch xanh, du lịch thông minh cũng như hình mẫu trong quan hệ hợp tác với nước bạn Trung Quốc”.

Vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thác Bản Giốc 

Đánh giá cao tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Khu du lịch thác Bản Giốc, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển cho rằng Cao Bằng có rất nhiều tài nguyên du lịch mà những nơi khác không có được: thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất Việt Nam, 1 trong 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới; dòng sông Quây Sơn cả phía thượng lưu và hạ lưu thác Bản Giốc; chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc; động Ngườm Ngao và thung lũng quanh động Ngườm Ngao; Không gian văn hoá Tày, Nùng; cảnh quan khu vực thượng lưu thác Bản Giốc; tuyến vành đai biên giới Việt Nam- Trung Quốc; không gian sinh thái nông nghiệp khu vực thác Bản Giốc, sông Quây Sơn; du lịch lễ hội, tham quan chợ vùng biên; ẩm thực đặc sắc của địa phương; sản vật địa phương phục vụ mua sắm và các tài nguyên khác.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quanh Khu du lịch thác Bản Giốc còn rất thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, trong đó có tổng cộng 9 khách sạn, nhà nghỉ với 258 phòng. Dịch vụ lưu trú được khách du lịch sử dụng khi đến Khu du lịch thác Bản Giốc cụ thể là: resort cao cấp chiếm 5,8%, homestay 11,2%, khách sạn từ 3-5 sao 27,4%, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ 28,3%, khách sạn 1-2 sao chiếm 39,5%.

Làng đá Khuổi Ky ở Trùng Khánh, Cao Bằng 

Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch quanh Khu du lịch thác Bản Giốc càng ngày càng tăng. Đến nay, đã có nhiều hộ gia đình có thêm việc làm mới từ tham gia bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, kinh doanh cung cấp dịch vụ homestay. Tuy nhiên, theo báo cáo lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú hiện chỉ có 15% được đào tạo về chuyên ngành du lịch và khoảng gần 10% trong tổng số lao động du lịch có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Đội ngũ thuyết minh viên còn ít và hạn chế về khả năng ngoại ngữ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Với thực trạng khai thác du lịch hiện nay, các chuyên gia du lịch, doanh nghiệp du lịch đánh giá Khu du lịch thác Bản Giốc mới chỉ “chập chững” làm du lịch, đơn thuần là tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng, tham gia chèo thuyền kayak trên sông Quây Sơn, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm hoạt động cùng đồng bào dân tộc, tham quan làng nghề… Về hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú, khách không có nhiều lựa chọn: hệ thống đường giao thông cực kém, quá ít cơ sở lưu trú, hoạt động du lịch chưa quy mô, chuyên nghiệp, thông tin và lộ trình du lịch chưa đầy đủ, thiếu hệ thống bảng chỉ dẫn, các lễ hội quy mô nhỏ…

Sông Quây Sơn và mùa vàng Trùng Khánh 

Trong tổng số 1.310.000 lượt khách (110.000 lượt khách quốc tế) đến Cao Bằng năm 2018, có 750.000 lượt khách, chiếm 57% (80.000 lượt khách quốc tế, chiếm 73%) đến thác Bản Giốc.

Ông Trương Thế Vinh, Phó GĐ Sở VHTTDL Cao Bằng, Trưởng ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng cho biết: “Thác Bản Giốc đã quá nổi tiếng nhưng đặc biệt sau khi Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận khách đến Cao Bằng và khu vực thác Bản Giốc tăng đột biến. Khách quốc tế đến Bản Giốc hiện nay chủ yếu là khách đến từ châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…). Có một xu hướng mới là trước đây khách chỉ đi tham quan thác Bản Giốc sau đó quay về trung tâm thành phố Cao Bằng nghỉ qua đêm nhưng gần đây khách thích di chuyển vào khu vực thác Bản Giốc và nghỉ lại đây. Vì thế, hiện nay dịch vụ homestay ở khu vực này phát triển khá mạnh, có phần tràn lan”.

Khách du lịch khám phá động Ngườm Ngao 

Từ những nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, hiện trạng khai thác và điều kiện phát triển hiện nay của Cao Bằng, TCDL đã đưa ra một số định hướng để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thác Bản Giốc. Trong đó, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững, coi trọng hàng đầu đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị tự nhiên và truyền thống, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc. Những sản phẩm du lịch đặc thù ở Khu du lịch thác Bản Giốc cần gắn chặt với sản phẩm du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hoá dân tộc thiểu số ở địa phương.

Ẩm thực Cao Bằng rất đặc sắc, phong phú 

Nhiều ý kiến cho rằng: Cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng tăng cường kết nối với các điểm đến, sản phẩm du lịch khác của tỉnh Cao Bằng và các địa phương lân cận. Cụ thể là tập trung phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái nông lâm nghiệp, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch nghỉ dương và chăm sóc sức khoẻ.

Thúy Hà/baovanhoa.vn 

Tin tức liên quan

Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

11/09/2022

Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2022 diễn ra từ ngày 7-10/9 thu hút đông đảo...

Cao Bằng nối lại các hoạt động sau dịch
Cao Bằng nối lại các hoạt động sau dịch

12/04/2022

Tại tỉnh Cao Bằng, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ đã được nối lại sau thời gian dài phải...

Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên (Cao Bằng)  là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên (Cao Bằng) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

04/03/2022

Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể...

Băng giá phủ trắng trên đỉnh Phja Oắc, Cao Bằng
Băng giá phủ trắng trên đỉnh Phja Oắc, Cao Bằng

20/02/2022

Từ sớm nay (20/2), khu vực đỉnh Phja Oắc, thuộc Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén tại xã Thành Công, huyện...

Đưa rừng Trần Hưng Đạo thành “địa chỉ đỏ” trên hành trình du lịch
Đưa rừng Trần Hưng Đạo thành “địa chỉ đỏ” trên hành trình du lịch

20/12/2021

Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân dãy núi Slam Cao, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nơi...

Cao Bằng: Dịch COVID-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp
Cao Bằng: Dịch COVID-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp

30/11/2021

Từ ngày 5/11 tới nay, sau khi Cao Bằng phát hiện ca mắc đầu tiên, số người mắc COVID-19 liên tục tăng cao và...

Du lịch Cao Bằng từng bước khởi động theo hướng mở cửa
Du lịch Cao Bằng từng bước khởi động theo hướng mở cửa

10/11/2021

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...

Cao Bằng bảo vệ môi trường để phát triển du lịch
Cao Bằng bảo vệ môi trường để phát triển du lịch

25/07/2021

Những năm gần đây, cùng với chủ trương phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh công tác bảo...

Cao Bằng: Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc
Cao Bằng: Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc

03/10/2020

Sáng nay (3/10), tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng diễn ra Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng...

Cao Bằng: Phát hiện 15 đối tượng nhập cảnh trái phép trong đêm
Cao Bằng: Phát hiện 15 đối tượng nhập cảnh trái phép trong đêm

03/09/2020

Sáng nay (3/9), lực lượng Biên phòng Cao Bằng tiếp tục phát hiện, tạm giữ 15 đối tượng là người Việt Nam nhập...

Cao Bằng: Xử phạt người không đeo khẩu trang theo quy định
Cao Bằng: Xử phạt người không đeo khẩu trang theo quy định

18/08/2020

Bắt đầu từ hôm nay (18/8), tỉnh Cao Bằng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang tại những nơi...

Cao Bằng, Lạng Sơn: Hàng chục người nhập cảnh trái phép được cách ly y tế
Cao Bằng, Lạng Sơn: Hàng chục người nhập cảnh trái phép được cách ly y tế

12/08/2020

Lực lượng biên phòng các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng liên tiếp phát hiện các vụ xuất nhập cảnh trái phép qua...

Tỉnh thành Cao Bằng

Cao Bằng
Cao Bằng nổi tiếng có địa hình đa dạng và sông suối dày đặc.

Điểm đến Cao Bằng Xem thêm

Động Ngườm Ngao
Khám phá hang động 300 triệu năm tuổi với những khối thạch nhũ và cột đá muôn hình vạn trạng.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, được ví như “tiên cảnh giữa núi rừng” Cao Bằng.
Theo chân “phượt thủ” khám phá đèo 14 tầng nổi tiếng bậc nhất ở Cao Bằng
Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường...
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo – Địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn
Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên...
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc – Chốn linh tự thiêng liêng nơi núi rừng biên cương Tổ quốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây...
Mùa gặt bên dòng Quây Sơn
Cảnh sắc non cao nước biếc ở nhiều vùng đất của Cao Bằng hòa quyện cùng những cánh đồng lúa chín vàng tạo nên bức tranh thiên...
Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén - vùng núi của những đổi thay
Nằm trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (hay còn gọi là Phia Oắc - Phia...
Con đèo 14 khúc cua tay áo hùng vỹ bậc nhất vùng núi Đông Bắc
Dài khoảng 2,5 km, cung đường qua đèo Mẻ Pja (Cao Bằng) là một trong những tuyến giao thông quanh co hùng vỹ bậc nhất khu vực...
“Kiệt tác” động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, trong lòng núi đá ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản...

Ẩm thực Cao Bằng Xem thêm

Bánh dày - lễ vật trong cưới hỏi của người Tày
Tại Việt Nam, nghi thức cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét riêng, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đối với người...
Mác kham - Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham...
Các món bánh dân dã ở Cao Bằng
Bánh coóng phù, bánh ngô non, bánh cao chằng, bánh khẩu sli Nà Giàng là những món bánh dân dã ở Cao Bằng.
Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng
Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố...
Thứ xôi từ quả rừng gây 'sốt' giữa thủ đô
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám...
Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
Thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh...
9 đặc sản phải thử ở quê hương Hoa hậu Lương Thùy Linh
Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 đến từ Cao Bằng, nơi có nhiều món ăn ngon, lạ mà bạn nên thử một lần trong đời.
Bánh cuốn Cao Bằng có gì hấp dẫn?
Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Nếu như người dân, du khách trong...
“Pẻng đổng” - Món ăn của người Tày ở chợ vùng biên
Tại chợ phiên miền biên viễn xóm Bản Rạ, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) có nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng đất này. Trong đó có...

Trải nghiệm Cao Bằng Xem thêm

Ngắm vẻ đẹp Di tích quốc gia Mắt Thần núi (Cao Bằng)
“Mắt Thần núi”, "Núi Thủng" hay "Núi Mắt Rồng" là những tên gọi khác nhau của một danh thắng độc đáo, hứa hẹn là điểm đến lý...
Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Từ ngày 13-14/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng phối hợp với Hội Dù lượn thành phố Hà Nội khảo sát điểm bay...
Theo chân người Dao Tiền thu hoạch tổ ong rừng khổng lồ
Những tổ ong rừng khổng lồ là nguồn cung cấp sáp, dùng trang trí trang phục truyền thống. Đây là nét văn hóa độc đáo của người...
Pác Bó vào xuân
Những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, những con đường thảm bê tông sạch sẽ, những ngôi nhà khang trang, những...
Khám phá nghề làm hương truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Hàng năm, cứ dịp cận Tết Nguyên đán, người Nùng ở xóm Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) dọn sạch gốc rạ,...
Non nước Cao Bằng - Điểm hẹn mùa thu
Mùa thu, đến với Cao Bằng bạn sẽ được ngắm Thác Bản Giốc ào ạt nước, động Ngườm Ngao lấp lánh ánh vàng và đi dạo trong khu du...
Du Xuân non nước Cao Bằng
Cao Bằng, tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, diện tích núi rừng chiếm hơn 90%, là cao nguyên đá...
Trải nghiệm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao
Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, huyện Nguyên Bình, xóm Hoài Khao có 100% dân tộc Dao Tiền sinh sống....
Nhộn nhịp phố đi bộ và chợ ẩm thực phố núi Cao Bằng
Theo đoàn khách du lịch từ Hà Nội, chúng tôi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phố đi bộ Kim Đồng và...

Tin tức Cao Bằng Xem thêm

Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Tuần lễ Văn hóa - Chợ tình phong lưu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2022 diễn ra từ ngày 7-10/9 thu hút đông đảo du khách và người...
Cao Bằng nối lại các hoạt động sau dịch
Tại tỉnh Cao Bằng, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ đã được nối lại sau thời gian dài phải tạm ngưng do dịch...
Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên (Cao Bằng)  là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tranh...
Băng giá phủ trắng trên đỉnh Phja Oắc, Cao Bằng
Từ sớm nay (20/2), khu vực đỉnh Phja Oắc, thuộc Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao...
Đưa rừng Trần Hưng Đạo thành “địa chỉ đỏ” trên hành trình du lịch
Rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân dãy núi Slam Cao, thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây, ngày 22/12/1944,...
Cao Bằng: Dịch COVID-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp
Từ ngày 5/11 tới nay, sau khi Cao Bằng phát hiện ca mắc đầu tiên, số người mắc COVID-19 liên tục tăng cao và ngày càng có chiều...
Du lịch Cao Bằng từng bước khởi động theo hướng mở cửa
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19",...
Cao Bằng bảo vệ môi trường để phát triển du lịch
Những năm gần đây, cùng với chủ trương phát triển kinh tế du lịch, tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường sinh...
Cao Bằng: Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc
Sáng nay (3/10), tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng diễn ra Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn)...

Khách sạn Cao Bằng Xem thêm

Những khách sạn “ngon - bổ - rẻ” ở Cao Bằng
Hành trình khám phá Cao Bằng sẽ trọn vẹn hơn nếu tìm được những khách sạn “ngon-bổ-rẻ”.