TƯỢNG PHẬT HỒNG NGỌC
Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh, phía sau điện Tam Thế, là điểm đầu trong trục Thần đạo của chùa Tam Chúc, bao gồm chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quán Âm.
Chùa Ngọc nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển, cao 13m, nặng tới 2.000 tấn, có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá Granit đỏ do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, không cần bê tông kết dính.
Leo qua 299 bậc đá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng bằng ngọc nặng 4,9 tấn. Tượng tạc bằng hồng ngọc, loại đá quý nhập khẩu từ Myanmar.
Xem thêm: Khai mạc chuỗi sự kiện văn hóa chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019
Vesak 2019: Độc đáo triển lãm “Con đường Giác ngộ”
TƯỢNG QUAN ÂM TỐNG TỬ
Tượng "Quan Âm tống tử" làm bằng bạch ngọc nguyên khối quý hiếm, cao 29 cm, rộng 16,5 cm, nặng khoảng 5 kg, là một trong những cổ vật quý nhất trong bộ sưu tập của chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Tượng điêu khắc hình Quan Âm tống tử ngồi trên tòa sen, hai tay nâng em bé, đầu đội mũ Quan Âm, trên ngực và hai gối chạm bông sen nổi. Y pháp nhiều nếp, diềm y có trang trí hoa dày, cổ đeo dây An Lạc.
Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm, bức tượng do một người dân hiến tặng sau khi biết tin chùa Quán Thế Âm sưu tầm cổ vật liên quan Phật giáo để mở Bảo tàng văn hóa Phật giáo. Người đó là hậu duệ mấy đời của một bà hoàng nào đó vào thời Nguyễn. Bức tượng đã có thời gian lưu lạc, mất tích. Mãi sau này mới tìm thấy và cuối cùng đã được hiến tặng chùa Quán Thế Âm.
Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng đang sở hữu Bảo tàng Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam. Bảo tàng khánh thành cuối năm 2015 với 200 bức tượng các loại.
Tượng Phật "Quan Âm tống tử" đang được trưng bày tại điện Quán Âm, chùa Tam Chúc, Khu du lịch Tam Chúc, Hà Nam, trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019.
Vietnam Journey