Văn hóa

Đồng bào Khmer Trà Vinh rộn ràng đón lễ hội Ok om bok truyền thống

07:33 - 07/11/2019
Những ngày này, khắp các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, đâu đâu cũng nghe tiếng chày giã cốm, tiếng reo hò cổ vũ, trong khi các chùa Khmer được trang hoàng rực rỡ, đầy sắc màu mừng Lễ hội Ok om bok.

Xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - một địa phương vùng sâu có hơn 80% đồng bào Khmer đang rộn ràng không khí của lễ hội Ok om bok.

Hai tay đều đều giã cốm, ông Kim Sa Mươl, ở ấp Giồng Chanh A vừa cho biết, nhà ông có 04 lao động, mỗi mùa cốm thu được không dưới 15 triệu đồng tiền lãi. Vào mùa cốm, dù rất bận rộn, đang ăn nên làm ra nhưng gia đình vẫn tranh thủ tham gia lễ hội tuyền thống của dân tộc mình.

“Cuối tháng 9 bắt đầu làm, thì trước lễ và sau lễ 1 tháng. Ok om bok bà con ở đây rất háo hức, khi đến rằm Ok om bok bà con đều thực hiện theo quy trình lễ hội của người Khmer. Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chúng tôi rất vui mừng. Vào đêm 14-15 gia đình cũng tranh thủ đi chơi. Nghi thức của lễ hội như thế nào chúng tôi đều thực hiện như thế”.

Làm cốm chuẩn bị lễ hội Ok om bok

Chế biến cốm thành phẩm

Mùa Ok om bok năm nay bà con ở Long Hiệp vui hơn khi lúa trúng mùa, đời sống tiếp tục nâng lên. Không chỉ nhà nhà chuẩn bị đón lễ mà các chùa cũng rộn ràng không kém. Ông Thạch Siêu, một nông dân sản xuất giỏi ở ấp Trà Sất B cho biết, mấy ngày qua ông đều đặn có mặt tại chùa để giúp nhà sư chuẩn bị đón lễ Ok om bok. Ngoài ra, ông còn là người thiết kế đèn hoa đăng để nhà chùa thực hiện nghi thức cúng trăng vào đêm rằm tới đây.

“Tôi nghĩ đây là văn hóa, là phong tục của dân tộc mình nên tôi cố gắng tham gia để giữ gìn, bảo tồn. Từ khi đất nước được giải phóng, Đảng, Nhà nước rất quan tâm, tạo điều kiện để các dân tộc nói chung, dân tộc Khmer nói riêng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Do vậy không chỉ trong gia đình, tôi còn nhắc nhở bà con trong xóm quan tâm đến phong tục của mình”.

Là địa phương vinh dự có đội ghe đại diện đơn vị huyện Trà Cú tham gia giải đua của tỉnh hàng năm, từ nửa tháng nay các vận động viên của xã Long Hiệp luôn tranh thủ thời gian đến luyện tập hàng ngày. Mỗi buổi tập, mọi người được huyện hỗ trợ 70.000 đồng, theo đó, dù sau một ngày làm việc mệt nhọc nhưng không khí tập luyện rất hăng say và đúng với các bài tập được ban huấn luyện đề ra. 

Đưa ghe ngo ra tập, chuẩn bị giải đua

Tập trên giàn trước khi xuống ghe ngo

Anh Thạch Sam Nang – vận động viên của đội ghe ngo Long Hiệp, người đã có 03 năm liền tham gia đội ghe cho biết: "Dù việc nhà có bận mấy tôi cũng cố gắng thu xếp để tham gia tập luyện với đội. Và gia đình tôi cũng khuyến khích tôi tham gia, vì đây là môn thể thao truyền thống của dân tộc mình. Còn kết quả thi đấu ra sao không quan trọng, miễn là đủ sức tham gia là vui rồi. Năm nay, theo tôi thấy công tác chuẩn bị chu đáu hơn và chính quyền cũng như phật tử hết lòng hỗ trợ”.

Năm nay, đồng bào Khmer ở Long Hiệp đón mùa lễ hội Ok om bok trong niềm vui được nhân lên gấp bội. Bằng các nguồn vốn trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã kịp thời đề ra những chính sách thiết thực, thích hợp cho từng giai đoạn, từng ấp, xã ,huyện, cụ thể để giúp đồng bào Khmer có nhà ở, việc làm ổn định. Tính đến cuối năm ngoái, thu nhập bình quân đầu người của xã Long Hiệp đạt hơn 31 triệu đồng/năm, đời sống vật chất tinh thần của bà con nâng lên rõ rệt. Đến nay xã đã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2020. 

Ông Lê Phúc Dễ, Bí thư xã Long Hiệp cho biết, là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, nên xã luôn tạo mọi điều kiện để bà con tham gia các hoạt động đón mừng lễ hội truyền thống vui tươi, nhưng với tinh thần tiết kiệm: “Các đòan thể vận bà con thực hiện tiết kiệm, riêng xã cũng có đội đua ghe ngo của xã đại diện cho đơn vị huyện Trà Cú, trong này có khoảng 70 vận động viên tham gia Ok om bok ở Trà Vinh. Nhìn chung các cổ động viên đồng bào dân tộc rất ủng hộ. Còn các chùa cũng tổ chức bóng chuyền, bóng đá để thanh thiếu niên vui chơi trong dịp lễ Ok om bok ”.

Các nhà sư chuẩn bị sân khấu, lễ đài cho lễ hội

Chùa Khmer chuẩn bị lễ hội

Lễ hội Ok om bok là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Trà Vinh được tổ chức hàng năm vào rằm tháng 10 Âm lịch – người Khmer gọi là tháng K-đấk. Lễ hội OK om bok tỉnh Trà Vinh hiện đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”, trong khi đời sống của đồng bào trong tỉnh ngày một nâng cao nên bà con càng quan tâm lễ hội hơn. Theo đó, quy mô tổ chức cứ năm sau lớn hơn, đặc sắc hơn năm trước.

VOV ĐBSCL

Tỉnh thành Trà Vinh

Trà Vinh
Trà Vinh nổi tiếng với hơn 140 ngôi chùa của người Khmer như Chùa Hang, Chùa Âng, Chùa Cò, Chùa Vàm Rây.

Điểm đến Trà Vinh Xem thêm

Biển Ba Động
Khám phá những động cát hoang sơ, yên bình tại biển Ba Động
Ao Bà Om
Ao Bà Om là một trong những điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Âng
Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống hơn 140 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh.
Chùa Vàm Rây
Vàm Rây là một trong những ngôi chùa Khmer kỳ vĩ và lộng lẫy nhất Việt Nam.
Chùa Cò
Chùa Cò, hay còn gọi là chùa Nodol hoặc chùa Giồng Lớn, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Trà Vinh.
Chùa Hang
Người dân quen gọi là chùa Hang (Trà Vinh) vì cổng phụ ngôi chùa nom giống như một cái hang.
Khám phá ốc đảo xanh giữa dòng Cổ Chiên, Trà Vinh
Như một ốc đảo xanh giữa sông Cổ Chiên, điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim thuộc ấp cù lao Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành,...
Điểm du lịch Cồn Hô mang dấu ấn miền quê Nam Bộ xưa
Nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh vừa cho ra mắt “Mô hình du...
Ao Bà Om - “Đà Lạt” của Trà Vinh
Ao Bà Om là một danh thắng nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh, nằm tại phường 8 (thành phố Trà Vinh).

Ẩm thực Trà Vinh Xem thêm

 Cháo ám - Đặc sản lạ mà quen của Trà Vinh hấp dẫn mọi du khách
Du lịch Trà Vinh bạn có thể thưởng thức bánh tét Trà Cuôn, ăn bún nước lèo… nhưng đừng quên thử món cháo ám – món ăn đặc sản nức...
Hấp dẫn ẩm thực Trà Vinh
Ẩm thực Trà Vinh là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa, mang nét phóng khoáng của người dân từ nhiều nơi tìm về trong quá trình khai...
Về Trà Vinh trải nghiệm làm cốm dẹp cùng người Khmer
Đến với Trà Vinh, du khách có cơ hội được tận tay thực hiện các công đoạn để tạo nên một nắm cốm dẹp thơm ngon.
Bún suông Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc,...
Những món bún miền Tây có tên kỳ lạ nhưng cực ngon
Du lịch miền Tây, ngoài thưởng thức các đặc sản quen thuộc, bạn đừng bỏ lỡ nhiều món bún có tên gọi độc đáo như bún kèn, bún...
Bánh tét Cốm Dẹp
Cần Thơ nổi tiếng với bánh tét lá cẩm thì Trà Vinh có bánh tét cốm dẹp. Bánh được làm từ nguyên liệu chính là cốm dẹp, làm từ...
Bánh ống lá dứa - đặc sản trứ danh miền Tây giữa lòng Hà Nội
Bánh ống lá dứa là đặc sản nổi tiếng của người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Nếu chưa có dịp đặt chân đến miền Tây, bạn vẫn có...
Cốm dẹp: Đặc sản gắn liền văn hóa ẩm thực của người Khmer
Nếu người Hà Nội tự hào vì có cốm Làng Vòng thì người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang có món cốm dẹp để mời khách mỗi khi...
Phong phú ẩm thực Trà Vinh (Phần 2)
Tới Trà Vinh, bạn đừng quên xì xụp bát bún nước lèo, bún suông hay tận hưởng vị ngọt thanh của miếng cá khoai mềm như tan chảy và...

Trải nghiệm Trà Vinh Xem thêm

Làng chiếu Cà Hom
Tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có hai ấp Cà Hom và Bến Bạ nằm cặp bờ sông Hậu. Ngoài nghề ruộng rẫy, bà con nông dân...
Về cồn Chim tìm lại nét quê Nam Bộ
Nằm giữa sông Cổ Chiên, thời gian qua, cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, Trà Vinh) là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần...
Cồn Chim yên bình, níu chân khách
Dọc theo con đường làng thanh bình cùng hàng dừa sai quả trên Cồn Chim, chúng tôi như trở về những ngày xưa thân ái với bến nước,...