Văn hóa

Hào sảng, oai hùng “hào khí Đông A” trên Lục Đầu giang

20:17 - 15/09/2019
Màn diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu với chủ đề “Hùng khí Lục Đầu Giang” sáng nay (15/9 dương lịch, 17/8 âm lịch) tái hiện chiến công oanh liệt của quân dân nhà Trần một lần nữa khơi dậy niềm tự hào về một "hào khí Đông A" trong lòng khán giả.

Tái hiện chiến công oanh liệt của quân dân nhà Trần trên Lục Đầu giang thuở xưa…

Màn diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu được phục dựng từ nhiều năm nay nhằm tái hiện trận chiến oanh liệt của quân dân nhà Trần trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỉ 13. 

Màn trống hội khai hội diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu
Đây cũng được coi là điểm nhấn của lễ khai hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc thường niên. Đặc biệt, màn diễn xướng năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của khoảng 1.500 diễn viên không chuyên, 50 chiếc thuyền của ngư dân của Kênh Giang (Tp Chí Linh), Đông Triều (Quảng Ninh), Đồ Sơn(Hải Phòng) cùng 500 võ sinh phái võ Nhất Nam của tỉnh Hải Dương và các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn. 
50 chiếc thuyền của ngư dân Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng tham dự hội quân 

Diễn xướng hội quân được chia làm 3 phần. Phần một là “Quốc công tiết chế phụng lệnh hội quân”, tái hiện lại cảnh lục quân (tay không, đao kiếm, cung nỏ, đội quân vương hầu gia đồng, giáo mác và thủy quân) hội về Vạn Kiếp, biểu diễn võ thuật, cung nỏ và nhận lệnh của Hưng Đạo Vương bày thế trận trên sông Lục Đầu.

Đội quân đao kiếm, một trong 6 đội quân hội về Vạn Kiếp, phụng lệnh của Hưng Đạo Vương bày thế trận trên sông Lục Đầu

Phần hai với tên gọi “Hùng khí Lục Đầu”, tái hiện khí thế đánh giặc cứu nước của quân dân Đại Việt, với chiến thắng Vạn Kiếp năm 1285 khiến chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, bắt sống tướng chỉ huy của giặc là Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng.

Phần ba là “Ca khúc khải hoàn”, mô tả không khí thanh bình của đất nước sau chiến thắng giặc ngoại xâm.

Toàn cảnh diễn xướng hội quân hùng tráng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ khoảng 1.500 người tham dự
Đông đảo đại biểu về dự diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu

Hơn 7 thế kỷ đã trôi qua, đến nay tư tưởng giữ nước lấy dân làm gốc, cùng tri thức quân sự, cách dùng người, lòng trung quân ái quốc của Hưng Đạo Đại Vương vẫn là bài học sâu sắc đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.  

Khơi gợi “Hào khí Đông A” trong lòng dân tộc

Thời tiết nắng nóng gay gắt không cản trở dòng người từ khắp mọi nơi nô nức đổ về khu vực đê sông Lục Đầu để chiêm ngưỡng màn diễn xướng hội quân đặc sắc, hào hùng. 

Đông đảo du khách thập phương xem chương trình diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu

Anh Nguyễn Đức Thuấn, một người dân Hải Dương bày tỏ niềm tự hào: “Chiêm ngưỡng màn hội quân trên sông Lục Đầu, tôi thực sự cảm thấy tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất anh hùng này. Màn hội quân đã tái hiện lịch sử hào hùng xưa kia khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân sĩ ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược bờ cõi nước ta. Truyền thống ấy hun đúc nên niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ, góp phần trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương, lãnh hải của nước ta”

Anh Nguyễn Đức Thuấn, người dân Hải Dương

Chị Trần Thị Thảo, cũng ở Hải Dương cho biết, đã thành thông lệ, năm nào chị cũng đến xem nghi lễ diễn xướng hội quân tại quê hương. Năm nay, chị đến cùng cháu trai của mình, bé Vũ Chí Hải.

“Năm nào dù bận đến mấy, tôi cũng phải cố gắng sắp xếp thời gian để về dự lễ hội quân trên sông Lục Đầu. Tôi đưa cháu tôi đến dự với mong muốn để truyền cho thế hệ sau thêm hiểu và tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta” – chị Thảo chia sẻ.

Chị Trần Thị Thảo cùng bé Vũ Chí Hải đến dự màn diễn xướng hội quân

Không chỉ người dân Hải Dương, nhiều du khách từ các tỉnh thành khác cũng cảm thấy phấn khởi, tự hào khi được chiêm ngưỡng màn hội quân oai hùng, hào sảng trên sông Lục Đầu.

Chị Chu Minh Liên (Hà Nội) cho biết: “Cứ đến ngày “Tháng Tám giỗ cha”, tôi lại về di tích Kiếp Bạc để tưởng nhớ Hưng Đạo Vương và xem màn diễn xướng hội quân, để ôn lại truyền thống hào hùng xưa kia của cha ông ta.”

Là hai trong số những “khán giả” đặc biệt của màn diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu, vợ chồng ngư dân Bùi Văn Mỹ và Đỗ Thị Hoa (Hải Phòng) cảm thấy tự hào khi thuyền của anh chị được chọn tham dự hội quân. Anh Mỹ trực tiếp lái thuyền để ra “nghênh chiến” với địch. Anh chị bày tỏ niềm hạnh phúc, dù việc tham dự hội quân khiến công việc sinh nhai của họ bị ảnh hưởng phần nào.

Vợ chồng ngư dân Bùi Văn Mỹ và Đỗ Thị Hoa, những "khán giả" đặc biệt của diễn xướng hội quân

“Tôi theo nghề chài lưới ngót nghét hơn 30 năm. Vợ chồng tôi thường đánh bắt thủy sản dọc biển Cát bà, có khi lên tận Quảng Ninh. Ngừng công việc thường ngày để tham gia tập luyện, dù có bị “lỗ” vài ngày công, nhưng bù lại, chúng tôi được sống trong không khí hào hùng của cha ông ta đánh giặc xưa kia. Vợ chồng chúng tôi đều cảm thấy xứng đáng và hoan hỉ với lựa chọn của mình” – anh Mỹ tâm sự.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Mạnh, Phó Trưởng ban Quản lý Kiếp Bạc khẳng định, nghi lễ hội quân trên sông Lục Đầu góp phần hun đúc lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống oai hùng của cha ông ta.

Tiến sĩ Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng ban Quản lý Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

“Nghi lễ hội quân là một điểm nhấn của lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc được đông đảo bà con nhân dân từ khắp mọi miền tổ quốc tham dự, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tinh thần thượng võ của dân tộc và hào khí Đông A thời Trần” – anh Mạnh chia sẻ.

Trên bến, các đội quân biểu diễn võ thuật, bày thế trận, dưới sông Lục Đầu thuyền bè diễu hành cờ xí rợp trời

Dù nghi lễ diễn xướng hội quân đã khép lại, nhưng dư âm về tinh thần “Hào khí Đông A” dường như vang vọng mãi trong tâm thức mọi người, để nhớ về một thời oanh liệt xưa kia và hướng đến sự hùng cường và thịnh vượng cho hôm nay và mai sau.

Anh Vũ – Tiến Sỹ/ Vietnam Journey

Tỉnh thành Hải Dương

Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Điểm đến Hải Dương Xem thêm

Di tích lịch sử Côn Sơn
Nhắc đến vùng đất Hải Dương, chắc hẳn du khách gần xa không thể nào quên di tích lịch sử nổi tiếng Côn Sơn.
Đền thờ Chu Văn An điểm đến du lịch văn hóa lịch sử
Đền thờ Chu Văn An từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch văn hoá của du khách gần xa.
Đảo Cò Chi Lăng Nam
Đảo Cò Chi Lăng Nam từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương.
Ngày xuân hành hương về chùa Côn Sơn
Côn Sơn nổi tiếng với tên tuổi danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Tại đây có chùa Côn Sơn là một điểm đến thu hút rất đông...
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần...
“Hoa mặt trời” khoe sắc giữa Thành Đông
Tiết trời hanh hao, se lạnh và cái nắng cuối thu trải vàng khiến lòng người trào dâng bao xúc cảm, muốn tìm kiếm cho mình một...
Thành phố Hải Dương - diện mạo xứng tầm đô thị loại 1
Hơn 2 thế kỷ hình thành và phát triển, thành phố Hải Dương ngày nay đã là một đô thị năng động và hiện đại, xứng đáng với tầm vóc...
Thành phố Hải Dương trên chặng đường phát triển mới
Thành phố Hải Dương những ngày tháng 10 ngập tràn không khí náo nức của người dân vì Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công...
Thăm đền Cao An Phụ
Khu di tích đền Cao An Phụ (An Phụ Sơn từ) là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu - thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo,...

Ẩm thực Hải Dương Xem thêm

Hoa hậu Liên lục địa Karen tha thướt trong tà áo dài trắng làm 'tắc đường' cả góc phố Sài Gòn
Hoa hậu Liên lục địa Karen khiến đông đảo người đi đường phải dừng lại ngắm nhìn và tấm tắc khen ngợi khi mặc áo dài trắng quá...
Bánh đậu xanh: Thơm ngọt tình người xứ Đông
Với những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mỗi chiếc bánh đậu xanh Hải Dương lại thấm đượm hương vị đồng nội, thể hiện sự tinh...
Về xứ Đông thưởng thức bánh đa cua
Hải Dương không chỉ thu hút du khách hành hương về với lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc hay lễ hội Văn Miếu Mao Điền… mà còn “gây thương...
Hải Dương: Làng vải Thanh Hà vào vụ sớm
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hiện có trên 3.860 ha vải, trong đó khoảng 1/3 diện tích trồng vải sớm, tập trung chủ yếu ở các xã...
Bánh gấc Ninh Giang – thứ quà Tết bình dị
Cách trung tâm thành phố Hải Dương chừng 30 km, vùng đất Ninh Giang in đậm dấu ấn trong lòng mọi người bằng món quà quê bình dị,...
3 đặc sản khó quên ở quê hương tiền vệ Phạm Đức Huy
Bàn thắng của tiền vệ Phạm Đức Huy mới đây khiến người ta ngây ngất, và quê hương anh - Hải Dương cũng có những đặc sản "ngất...
Rươi Tứ Kỳ - sản vật độc đáo của Hải Dương
Mùa rươi đã đến, người dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nô nức thu hoạch sản vật độc đáo này.
Bún cá rô đồng Hải Dương giòn rụm, thơm lừng
Bún cá rô đồng, món ngon dân dã, đậm hương vị quê hương của vùng đất Hải Dương.
Các loại bánh nổi tiếng đất Hải Dương
Nói tới Hải Dương, người ta không thể quên nhắc tới những món bánh ngon đặc biệt của vùng đất này.

Trải nghiệm Hải Dương Xem thêm

Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh
Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người thôn Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng. Năm 22 tuổi (1351) ông thi đỗ Thái học...
Trải nghiệm miệt vườn sông nước Thanh Khê
Những ngày này, phong cảnh vùng trồng vải rộng hơn 90 ha ở xã Thanh Khê (Thanh Hà) đẹp như bức tranh đa sắc màu. Con sông Đồng...