Trải nghiệm

Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh

11:29 - 05/11/2019
Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người thôn Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng. Năm 22 tuổi (1351) ông thi đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa để nghiên cứu y dược học cứu giúp nhân dân trong vùng, ông là người chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu nhà Minh (Trung Quốc) đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa, y học. Ông được tôn vinh là vị Thánh thuốc Nam, được coi là ông tổ của ngành y được dân tộc với phương châm “Nam dược trị Nam nhân”.

Di tích Đền Bia

Các di tích tiêu biểu thờ ông tại Hải Dương bao gồm đền Xưa, chùa Giám và đền Bia đều là những di tích xếp hạng quốc gia và thuộc huyện Cẩm Giàng.

Chùa Giám (thôn Tân Sơn, xã Cẩm Sơn)

Chùa có tên chữ là Nghiêm Quang Tự, tương truyền có từ thời Lý. Điểm nổi bật của chùa Giám chính là tháp Cửu phẩm Liên Hoa đặt trong nhà phẩm, gồm 9 tầng tạo dáng những dài hoa sen, cao trên 6m, hình lục giác đều, trên thân tháp gắn 145 tượng Phật, phong cách kiến trúc điêu khắc cuối thế kỷ 17. Pho tượng của đại danh y được đặt ở nhà Tổ. Lễ hội diễn ra từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch.

Khám thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh

Khuôn viên Chùa Giám

Đền Xưa (thôn nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ)

Đền được xây dựng vào cuối thời Hậu Lệ, công trình hiện tại có kiến trúc hình chữ Nhị, đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật giá trị như: tượng Tuệ Tĩnh được tạc bằng gỗ đặt trong ngai thờ ở tiền tế và tượng đồng trong khám thờ ở hậu cung.

Lễ hội hàng năm diễn ra trong ba ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch có lễ dâng hương, lễ tế, các trò vui có hát chèo, cờ người, chọi gà.

Khuôn viên Đền Xưa

Đền Bia (thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn)

Đền là nơi thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh và tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (người mang nội dung tấm bia có di ngôn của Đại danh y Tuệ Tĩnh từ Trung Quốc về). Đền có kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, tả vu, hữu vu và các hạng mục như nghi môn, nhà bia… tạo thành quần thể kiến trúc khép kín đồng bộ. Di tích còn có nhà chẩn trị Đông y do Chi hội Đông y xã Cẩm Văn quản lý với bài thuốc cổ truyền và phương pháp chữa chẩn trị bằng thuốc nam trong đó có một số cây thuốc được trồng tại khuôn viên khu di tích.

Hàng năm, du khách mọi miền đổ về đền Bia đông nhất vào dịp đầu năm mới và dịp lễ hội vào ngày 1 tháng tư âm lịch hàng năm. Ngoài việc tới đền tham quan, chiêm bái tại đền, du khách còn có thể tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí, mua đồ lưu niệm, xin chữ thư pháp đầu năm và tham quan vườn thuốc nam trong khuôn viên đền.

Theo petrotimes.vn

Tỉnh thành Hải Dương

Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Điểm đến Hải Dương Xem thêm

Di tích lịch sử Côn Sơn
Nhắc đến vùng đất Hải Dương, chắc hẳn du khách gần xa không thể nào quên di tích lịch sử nổi tiếng Côn Sơn.
Đền thờ Chu Văn An điểm đến du lịch văn hóa lịch sử
Đền thờ Chu Văn An từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch văn hoá của du khách gần xa.
Đảo Cò Chi Lăng Nam
Đảo Cò Chi Lăng Nam từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương.
Ngày xuân hành hương về chùa Côn Sơn
Côn Sơn nổi tiếng với tên tuổi danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Tại đây có chùa Côn Sơn là một điểm đến thu hút rất đông...
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần...
“Hoa mặt trời” khoe sắc giữa Thành Đông
Tiết trời hanh hao, se lạnh và cái nắng cuối thu trải vàng khiến lòng người trào dâng bao xúc cảm, muốn tìm kiếm cho mình một...
Thành phố Hải Dương - diện mạo xứng tầm đô thị loại 1
Hơn 2 thế kỷ hình thành và phát triển, thành phố Hải Dương ngày nay đã là một đô thị năng động và hiện đại, xứng đáng với tầm vóc...
Thành phố Hải Dương trên chặng đường phát triển mới
Thành phố Hải Dương những ngày tháng 10 ngập tràn không khí náo nức của người dân vì Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công...
Thăm đền Cao An Phụ
Khu di tích đền Cao An Phụ (An Phụ Sơn từ) là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu - thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo,...

Ẩm thực Hải Dương Xem thêm

Hoa hậu Liên lục địa Karen tha thướt trong tà áo dài trắng làm 'tắc đường' cả góc phố Sài Gòn
Hoa hậu Liên lục địa Karen khiến đông đảo người đi đường phải dừng lại ngắm nhìn và tấm tắc khen ngợi khi mặc áo dài trắng quá...
Bánh đậu xanh: Thơm ngọt tình người xứ Đông
Với những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mỗi chiếc bánh đậu xanh Hải Dương lại thấm đượm hương vị đồng nội, thể hiện sự tinh...
Về xứ Đông thưởng thức bánh đa cua
Hải Dương không chỉ thu hút du khách hành hương về với lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc hay lễ hội Văn Miếu Mao Điền… mà còn “gây thương...
Hải Dương: Làng vải Thanh Hà vào vụ sớm
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hiện có trên 3.860 ha vải, trong đó khoảng 1/3 diện tích trồng vải sớm, tập trung chủ yếu ở các xã...
Bánh gấc Ninh Giang – thứ quà Tết bình dị
Cách trung tâm thành phố Hải Dương chừng 30 km, vùng đất Ninh Giang in đậm dấu ấn trong lòng mọi người bằng món quà quê bình dị,...
3 đặc sản khó quên ở quê hương tiền vệ Phạm Đức Huy
Bàn thắng của tiền vệ Phạm Đức Huy mới đây khiến người ta ngây ngất, và quê hương anh - Hải Dương cũng có những đặc sản "ngất...
Rươi Tứ Kỳ - sản vật độc đáo của Hải Dương
Mùa rươi đã đến, người dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nô nức thu hoạch sản vật độc đáo này.
Bún cá rô đồng Hải Dương giòn rụm, thơm lừng
Bún cá rô đồng, món ngon dân dã, đậm hương vị quê hương của vùng đất Hải Dương.
Các loại bánh nổi tiếng đất Hải Dương
Nói tới Hải Dương, người ta không thể quên nhắc tới những món bánh ngon đặc biệt của vùng đất này.

Trải nghiệm Hải Dương Xem thêm

Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh
Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người thôn Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng. Năm 22 tuổi (1351) ông thi đỗ Thái học...
Trải nghiệm miệt vườn sông nước Thanh Khê
Những ngày này, phong cảnh vùng trồng vải rộng hơn 90 ha ở xã Thanh Khê (Thanh Hà) đẹp như bức tranh đa sắc màu. Con sông Đồng...