Văn hóa

Hương sắc Katê lan toả khắp các làng Chăm

18:31 - 14/10/2020
Lễ hội Katê 2020 diễn ra từ ngày 15-17/10 tới là một sự kiện lớn được tổ chức hàng năm của đồng bào Chăm.

Nhà Văn hoá xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được đưa vào sử dụng đúng dịp lễ hội Katê 2020 

Những ngày này, không khí ở các làng Chăm thật rộn ràng, hân hoan. Bà con đang đón mừng Katê - lễ hội dân gian truyền thống của người Chăm; là dịp tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn, gia đình sum họp. Mọi người tất bật vệ sinh đường làng ngõ xóm, chuẩn bị làm bánh truyền thống dâng cúng tổ tiên… 

Đặc biệt, Lễ hội Katê tại các đền tháp ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã trở thành một sự kiện quan trọng của đồng bào Chăm, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là cơ hội để quảng bá văn hóa Chăm đến với du khách trong và ngoài nước.

Vui đón Katê năm nay, bà con cũng không quên thực hiện các quy định an toàn, lành mạnh và tiết kiệm. Các hoạt động lễ hội phải phải gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm nay đón lễ hội Katê phấn khởi hơn mọi năm, bởi nhiều tuyến đường nông thôn đã được mở rộng và bê-tông hóa; cổng làng được làm mới; chợ, trường học, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang… 

Ông La Văn Điểm, một người dân ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước cho biết, từ nguồn tài trợ của Chính phủ Ấn Độ, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công trình hoàn thành đúng vào dịp đồng bào Chăm nơi đây vui đón Katê.

Năm nay, lần đầu tiên, bà con Chăm khu phố Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước đón lễ hội Katê bằng tiết mục múa cộng đồng với sự tham gia của gần 100 người. Chị Đàng Thị Láng, ở khu phố Bàu Trúc cho biết, khi nghe địa phương phát động phong trào văn nghệ để chào đón Katê, ai cũng háo hức. Người dân ở đây cũng rất vui mừng khi công trình Trung tâm Văn hóa sinh hoạt cộng đồng Chăm được xây dựng xong và đưa vào hoạt động.

Ông Trượng Văn Tận, ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước bày tỏ niềm vui khi giờ đây vùng nông thôn ở các làng Chăm ngày càng sạch đẹp, khang trang: "Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến bà con Chăm nói chung, làng nghề Bàu Trúc và làng nghề Mỹ Nghiệp nói riêng, theo tôi thấy rất tốt, quan tâm đến đời sống, an sinh xã hội, kể cả cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự".

Một góc Trung tâm Văn hóa sinh hoạt cộng đồng Chăm ở khu phố Bàu Trúc, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận 

Không khí phấn khởi đón Katê cũng lan toả khắp các làng Chăm ở Bình Thuận. Đã qua 60 mùa Katê, nhưng ông Thông Đạt ở thôn Lâm Thuận, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận vẫn thấy trong lòng hân hoan mỗi khi vào mùa lễ hội, vui nhất là cuộc sống của gia đình, của người Chăm không ngừng được nâng lên, cả về vật chất lẫn tinh thần. Riêng năm nay, dù dịch bệnh Covid-19 cùng với nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng với sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, cùng sự nỗ lực của mỗi gia đình, bà con Chăm nơi đây đã từng bước vượt qua khó khăn. Với lòng tôn kính tổ tiên, các gia đình người Chăm đều chuẩn bị mâm cơm truyền thống để dâng tổ tiên, ông bà.

"Là người Chăm Ahier, từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng phấn khởi hồ hởi đón tết dân tộc mình. Dù trong điều kiện khó khăn về kinh tế do hạn hán, do dịch Covid-19, nhưng người Chăm luôn hướng về cội nguồn. Do vậy dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, bà con cũng vượt qua để hoàn thành hiếu đạo với tổ tiên", ông Thông Đạt chia sẻ.

Hương sắc Katê theo bước chân của các bà, các chị vào tận các khu chợ. Chợ ngày thường vốn đã tấp nập người mua kẻ bán, nay đang vào mùa lễ hội Katê nên sức mua càng tăng cao. Theo Ban Quản lý chợ Phan Hiệp, chợ Phan Thanh (2 xã thuần Chăm của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), gần một tuần nay hàng hoá bán ra tại các khu chợ này tăng đột biến, nhất là các nhu yếu phẩm. Các lô bán áo, vải cũng hút hàng liên tục trong mấy ngày qua. Hầu hết các khu chợ này đều được xây dựng kiên cố và mới đưa vào hoạt động, rất tiện lợi cho người dân mua sắm. 

Tiểu thương Lâm Thị Minh Nhạn, bán tạp hoá trong chợ Phan Hiệp phấn khởi cho hay, vào mùa lễ hội Katê, hàng hoá bán chạy, nhất là các mặt hàng như: gạo nếp, đường, dầu ăn, trứng... được nhiều bà con Chăm mua về chế biến các món ăn truyền thống: "Lễ hội Katê thường có những món như bánh đòn, Sakaya, bánh ken, bánh ít, bánh thuẫn, chuối, bánh gừng... Nguyên liệu để làm có trứng, đường, các đồ gia vị, riêng bánh gừng phải làm cho khéo thì mới đẹp, mới ngon.

Bánh gừng - loại bánh không thể thiếu trong lễ hội Katê 

Đồng bào Chăm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có gần 130.000 nhân khẩu. Riêng ở Ninh Thuận, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp 56 hạng mục công trình thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, nước sinh hoạt nông thôn tại vùng đồng bào Chăm; phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho 813 hộ nghèo vay vốn sản xuất, kết hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động người Chăm. Từ đó đến nay, toàn tỉnh đã có 10/12 xã vùng đồng bào Chăm đạt chuẩn nông thôn mới.

Còn vùng đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận cũng có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hoá, xã hội. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành cơ bản chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ trong đồng bào dân tộc Chăm. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường chiếm 98%. Cơ sở vật chất giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện đã có 3/4 xã thuần Chăm đạt chuẩn nông thôn mới./.

Đoàn Sĩ/VOV TPHCM

Tỉnh thành Bình Thuận

Bình Thuận
Là tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, biển là đặc sản và cũng là tài sản quí giá nhất của Bình Thuận.

Điểm đến Bình Thuận Xem thêm

Mũi Né
Nổi tiếng với những bãi biển xanh cùng bờ cát trắng, Mũi Né từ lâu đã là địa điểm du lịch quen thuộc.
Tháp Chăm Pô Sah Inư
Tháp Pô Sah Inư là một địa điểm tham quan thiên về tâm linh và là biểu tượng của vương quốc Chăm-pa xưa.
Khám phá nét hoang sơ dọc miền biển Tuy Phong - Bình Thuận
Tuy Phong là miền biển đầu tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có nhiều bãi cát hoang sơ, yên bình và thắng cảnh thiên nhiên độc...
Khám phá Bàu Trắng – nơi được mệnh danh là “sa mạc Sahara ở Việt Nam”
Với vẻ đẹp độc đáo, đồi cát Bàu Trắng ngày càng trở thành điểm tham quan hút khách, điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bình...
Bình minh trên bãi biển Thương Chánh
Thương Chánh là bãi biển hiền hòa ở Phan Thiết, Bình Thuận. Mỗi buổi sớm, người dân làng chài ra tắm biển, hòa mình với thiên...
Đổi thay trên đảo ngọc Phú Quý -  Bình Thuận
Đến Phú Quý hôm nay, du khách thực sự ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” của "đảo ngọc".
Vẻ đẹp hoang sơ đầy bình dị của Bình Thuận
Nằm tại vùng đất nắng gió duyên hải Nam Trung Bộ, nơi nổi tiếng bởi những bãi biển và cung đường ven biển tuyệt đẹp, Bình Thuận...
Về Phú Quý hát "bài ca tôm cá"
Trong lúc chờ đợi "Anh thầy ngôi sao" ra rạp cuối tháng này, hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phú Quý - hòn đảo chiếm phần lớn...
Hấp dẫn bờ biển hoang sơ ở Mũi Kê Gà, Bình Thuận
Bình Thuận nổi tiếng với Mũi Né, thế nhưng với những người ưa khám phá những điều mới lạ sẽ tìm đến Mũi Kê Gà, một địa điểm tuyệt...

Ẩm thực Bình Thuận Xem thêm

Đặc sản Bình Thuận vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam
Trong công bố chính thức mới đây của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) về Top 100 món ăn đặc...
Đặc sản chả cá Phan Thiết
Trong số các món ăn chế biến từ cá biển, món chả cá Phan Thiết là ngon và nổi tiếng hơn cả. Sau chuyến du lịch thành...
Ngon nhất ốc hương nướng Phan Thiết
Ốc hương là một món ăn hải sản rất ngon mà du khách có thể thưởng thức khắp các thành phố biển ở Việt Nam....
Đủ món ngon không thể bỏ lỡ ở Phan Thiết
Bánh quai vạc, bánh canh chả cá, gỏi cá mai Phan Thiết... là những món ăn khá nổi tiếng, hiện diện từ lâu trong ẩm thực Phan...
Đã mắt, ngon miệng với "Món ngon Bình Thuận"
Chương trình Không gian ẩm thực - Đặc sản Bình Thuận năm 2019 với chủ đề "Món ngon Bình Thuận" diễn ra từ ngày 18 đến 21/10 tại...
Độc đáo lẩu thả
Lẩu thả là món ăn của người dân vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận). Qua thời gian, nhiều đầu bếp biến tấu cách điệu dần, trở thành...
Ẩm thực Phan Thiết “say” lòng du khách
Bình Thuận được thiên nhiên ưu ái ban tặng những hải đặc sản tươi ngon, làm nên những món ăn độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa...

Trải nghiệm Bình Thuận Xem thêm

Về Cổ Thạch “săn rêu” ngắm đá 7 màu
Bãi biển Cổ Thạch nổi tiếng với bãi đá rêu xanh phủ kín cùng những viên đá đủ màu sắc, hình thù tuyệt đẹp.
Tà Năng – Phan Dũng du ký
Tà Năng – Phan Dũng đẹp theo cách nhìn của mỗi người, và ở mỗi mùa trekking, nơi đây đều có sức hấp dẫn riêng biệt.
Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển
Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm...
Keo lá tràm vàng rực cung đường ven biển Phan Thiết
Không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khu du lịch Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) những ngày này còn được tô đẹp...
Khám phá làng chài chỉ dùng thuyền thúng để ra khơi
Cứ 6 -7h sáng, hàng chục chiếc thuyền thúng lại tấp nập trở về bãi đá ông Địa (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) sau một chuyến...
Dạo chơi Phú Quý
Được xem như "viên ngọc" của vùng biển Nam Trung Bộ, đảo Phú Quý (cũng là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận) nay đã trở thành điểm...
Phú Quý - Hòn ngọc hiếm cần lưu giữ
Phú Quý được xem là “đảo ngọc” của tỉnh Bình Thuận trong chiến lược phát triển du lịch dài hơi.
Bình minh trên đảo Phú Quý, cảnh đẹp mê hoặc lòng người
Phú Quý (Bình Thuận) là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ đẹp đến...
Lội biển qua đảo Kê Gà ở Hàm Thuận Nam
Đảo Kê Gà có ngọn đèn biển cùng tên cao và xưa nhất ở Việt Nam. Đảo nhỏ, chưa tới 3ha, cách bờ khoảng 500m, thuộc xã Tân Thành,...

Cẩm nang du lịch Bình Thuận Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Đảo Phú Quý - Nơi du ngoạn hấp dẫn và đầy tiềm năng
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, ở tọa độ 105o55’ đến 108o58’ kinh Đông và từ 10o29’đến 10o33’ vĩ Bắc. Phú Quý...
Mỹ nam Hàn Quốc gợi ý đủ góc sống ảo ở sa mạc Hòa Thắng
Hwang Min Hyun chụp ảnh đủ kiểu ở đồi cát và trên một trong những cung đường biển đẹp nhất Việt Nam - đường đi Bàu...
Kinh nghiệm du lịch Bãi đá Ông Địa - Phan Thiết
Bãi đá Ông Địa - một địa danh du lịch nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ cùng những câu chuyện tâm linh đầy bí ẩn.
Khu du lịch sinh thái biển Hòn Cau - Bình Thuận
Khu bảo tồn biển Hòn Cau nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 12.500 ha, trong đó diện tích đất đảo là...