Văn hóa

Lễ cấp sắc của người Sán Chỉ

06:17 - 07/06/2019
Dân tộc Sán Chỉ chủ yếu sinh sống ở vùng Bảo Lạc, Bảo Lâm. Người Sán Chỉ có nhiều phong tục, nghi lễ mang đậm nét văn hóa dân tộc của mình. Có một nghi lễ để lại ấn tượng nhất trong đời người của nam giới Sán Chỉ đó là lễ cấp sắc, bởi đây là nghi lễ khẳng định sự trưởng thành.
Lễ trình diện Ngọc Hoàng - một nghi lễ trong lễ cấp sắc của dân tộc Sán Chỉ

Lễ cấp sắc cũng giống như lễ thành đinh của các dân tộc khác ở nước ta, đó là nghi lễ đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời con người, giai đoạn từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành và được cộng đồng công nhận có vị trí trong đời sống của người Sán Chỉ.

Ông Phón Di Giặm, dân tộc Sán Chỉ ở xóm Nà Dạn, xã Thượng Hà (Bảo Lạc, Cao Bằng) cho biết: Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu đối với người đàn ông Sán Chỉ. Người đàn ông Sán Chỉ được cấp sắc mới được công nhận là trưởng thành, được thực hiện quyền của cá nhân đối với cộng đồng, được cúng bái và hành nghề cúng bái, từ sau lễ cấp sắc, người được cấp sắc bắt đầu được giao tiếp với cõi âm.

Trong lễ cấp sắc có các bậc khác nhau: 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn. Ngày tháng cấp sắc được lựa chọn cẩn thận, người được cấp sắc phải thuần thục các nghi lễ trong bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình phải tuân thủ theo một trật tự từ trên xuống dưới. Buổi lễ có thể làm thủ tục cho một hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ.

Tên “cấp sắc” bắt nguồn từ việc người trải qua nghi lễ được thầy cúng cấp cho bản sắc ghi bằng chữ Nôm. Nội dung nói về lai lịch của người thụ lễ, nguyên do thụ lễ, ngày và nơi thụ lễ, do ai cấp sắc cho và các điều răn. Nghi lễ này còn được gọi là “Pạt búa”. Thông thường người con trai Sán Chỉ trước khi lấy vợ, từ lúc lên 15 tuổi trở lên phải qua lễ cấp sắc; nếu lúc còn sống chưa làm lễ cấp sắc thì sau khi chết con cháu phải làm lễ cấp sắc cho. Người đàn ông dù lớn tuổi nhưng chưa qua lễ cấp sắc vẫn bị coi là trẻ con, không có vai trò gì trong dòng họ và cộng đồng; theo quan niệm của họ, khi chết sẽ không được về với tổ tiên. Còn khi đã được làm lễ, có tên âm thì ngoài mọi quyền lợi người đàn ông đó còn được phép làm thầy trong các lễ cấp sắc con cháu dòng họ ngoại. Người Sán Chỉ tin rằng, được cấp sắc thì làm ăn mới may mắn, sinh hoạt mọi mặt được thuận lợi, dòng họ mới phát triển.

Chính vì quan niệm như vậy nên dù có tốn kém nhưng gia đình có con trai đến tuổi (từ 15 tuổi trở lên) đều phải tổ chức lễ cấp sắc theo từng bậc khác nhau như: Bậc thấp được cấp 3 đèn và 36 binh mã; Ngũ tinh được cấp 5 đèn, 36 binh mã; Thất tinh được cấp 7 đèn và 72 binh mã; Cửu tinh được cấp 9 đèn và 72 binh mã; Thập nhị tinh được cấp 12 đèn và 120 binh mã.

Lễ cấp sắc thường được tổ chức từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, lúc mùa màng đã thu hoạch xong hoặc chưa vào vụ mới. Gia đình làm lễ cấp sắc phải chuẩn bị gạo, thịt, tiền để làm lễ cúng thần, mặt khác phải mời anh em, họ hàng gần xa đến vừa dự lễ vừa giúp dựng lán thờ. Lán thờ được dựng lên ở khoảnh đất bên cạnh hoặc xa nhà ở một chút và được dựng theo một kiểu nhà thu nhỏ. Sau đó là chuẩn bị bàn địa. Bàn địa là nơi tiến hành những nghi lễ cuối cùng của lễ cấp sắc. Nơi đặt bàn địa là vị trí cao, thoáng ở đầu bản, làng.

Lễ cấp sắc gồm có các nghi lễ: Lễ trình diện, thầy cả mặc y phục, đội mũ lễ đọc sớ kể lai lịch như: Họ, tên, tuổi, con cháu của dòng họ tông tộc nào, quê quán của người được cấp sắc. Lễ lên đèn, người được cấp sắc ngồi trên ghế nhỏ trước bàn thờ tổ tiên và đàn cúng, hai tay giữ cây đèn cao khoảng 1 - 1,5 m làm bằng thân cây tre hoặc nứa, có gắn trên đỉnh và xung quanh 3 bầu dầu (hoặc nến) để đốt sáng. Sau khi làm phép, thầy cả đốt sáng ngọn đèn trên đỉnh, sáu thầy phụ đốt sáng sáu ngọn đèn xung quanh. Thầy cả tiếp tục làm phép, thầy thứ hai đọc các bản sắc, những điều nguyện thề và những điều răn.

Lễ hạ đèn và giao âm binh, các thầy cúng lấy một tấm vải trắng dài khoảng 4 m, rộng 0,8 m, căng ngang, song song mặt đất trước đàn cúng, thầy cúng cả và người được cấp sắc mỗi người giữ một đầu, trên tấm vải có một ít gạo và vài đồng bạc. Thầy thứ hai làm phép, dùng gậy tầm xích nâng chỗ giữa tấm vải lên, dồn những hạt gạo, đồng bạc về hai đầu tấm vải rồi lấy kéo cắt đôi tấm vải. Người được cấp sắc giữ một nửa tấm vải cùng những hạt gạo và vài đồng bạc, tượng trưng âm binh vừa được cấp. Sau khi cấp âm binh, thầy cả làm lễ ban mũ thầy cúng, đai buộc lên đầu cho người được cấp sắc.

Lễ qua cầu, thầy cả khấn và dắt người được cấp sắc qua 7 đồng bạc trắng xếp hàng ngang trước đàn cúng tượng trưng chiếc cầu nối liền hai thế giới âm - dương. Lễ đặt tên, thầy cả viết tên đặt cho người được cấp sắc vào tờ giấy bản rồi đặt vào đàn cúng, khấn xin âm dương. Nếu quẻ thuận là được thánh công nhận, nếu không thuận thì thầy phải xin tên khác. Sau lễ này, người được cấp sắc có tên do thần thánh ban cho.

Lễ tơ hồng (dành cho người được cấp sắc đã có vợ), trước bàn thờ tổ tiên, hai vợ chồng người được cấp sắc đứng cạnh nhau để các thầy cúng vắt qua vai một băng vải đỏ và đọc lời cúng. Lễ thăm thiên đình, để tượng trưng cho việc đưa hồn người được cấp sắc (áp dụng cho người được cấp thất tinh trở lên) lên thăm Ngọc Hoàng và các thần thánh.

Lễ trình diện Ngọc Hoàng được tiến hành trên bàn địa, thầy cả, thầy hai dẫn người được cấp sắc lên trên bàn địa, thầy thứ hai buộc dây từ thắt lưng thầy cả đến thắt lưng người vừa được cấp sắc để dẫn ra. Thầy cả thay mặt Ngọc Hoàng trịnh trọng trao cho cả hai vợ chồng (nếu người được cấp sắc đã có vợ) mỗi người hai tờ “chứng chỉ” cấp sắc. Thầy cả đốt hai trong bốn tờ “chứng chỉ” báo cho Ngọc Hoàng biết, sau đó người được cấp sắc phải qua nghi lễ thử thách và trở về với cộng đồng bằng cách ngã lăn từ trên bàn địa xuống lưới võng đã có mọi người hứng ở dưới đất.

Người được cấp sắc sau khi trải qua mọi thử thách được thần đất, thần gió, tổ tiên và các vị thần linh khác che chở, chính thức được làm một người con của gia đình, dòng họ, một thành viên của cộng đồng.

Thanh Thúy/baocaobang.vn

Tỉnh thành Cao Bằng

Cao Bằng
Cao Bằng nổi tiếng có địa hình đa dạng và sông suối dày đặc.

Điểm đến Cao Bằng Xem thêm

Động Ngườm Ngao
Khám phá hang động 300 triệu năm tuổi với những khối thạch nhũ và cột đá muôn hình vạn trạng.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, được ví như “tiên cảnh giữa núi rừng” Cao Bằng.
Theo chân “phượt thủ” khám phá đèo 14 tầng nổi tiếng bậc nhất ở Cao Bằng
Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường...
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo – Địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn
Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên...
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc – Chốn linh tự thiêng liêng nơi núi rừng biên cương Tổ quốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây...
Mùa gặt bên dòng Quây Sơn
Cảnh sắc non cao nước biếc ở nhiều vùng đất của Cao Bằng hòa quyện cùng những cánh đồng lúa chín vàng tạo nên bức tranh thiên...
Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén - vùng núi của những đổi thay
Nằm trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (hay còn gọi là Phia Oắc - Phia...
Con đèo 14 khúc cua tay áo hùng vỹ bậc nhất vùng núi Đông Bắc
Dài khoảng 2,5 km, cung đường qua đèo Mẻ Pja (Cao Bằng) là một trong những tuyến giao thông quanh co hùng vỹ bậc nhất khu vực...
“Kiệt tác” động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, trong lòng núi đá ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản...

Ẩm thực Cao Bằng Xem thêm

Bánh dày - lễ vật trong cưới hỏi của người Tày
Tại Việt Nam, nghi thức cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét riêng, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đối với người...
Mác kham - Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham...
Các món bánh dân dã ở Cao Bằng
Bánh coóng phù, bánh ngô non, bánh cao chằng, bánh khẩu sli Nà Giàng là những món bánh dân dã ở Cao Bằng.
Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng
Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố...
Thứ xôi từ quả rừng gây 'sốt' giữa thủ đô
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám...
Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
Thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh...
9 đặc sản phải thử ở quê hương Hoa hậu Lương Thùy Linh
Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 đến từ Cao Bằng, nơi có nhiều món ăn ngon, lạ mà bạn nên thử một lần trong đời.
Bánh cuốn Cao Bằng có gì hấp dẫn?
Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Nếu như người dân, du khách trong...
“Pẻng đổng” - Món ăn của người Tày ở chợ vùng biên
Tại chợ phiên miền biên viễn xóm Bản Rạ, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) có nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng đất này. Trong đó có...

Trải nghiệm Cao Bằng Xem thêm

Ngắm vẻ đẹp Di tích quốc gia Mắt Thần núi (Cao Bằng)
“Mắt Thần núi”, "Núi Thủng" hay "Núi Mắt Rồng" là những tên gọi khác nhau của một danh thắng độc đáo, hứa hẹn là điểm đến lý...
Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Từ ngày 13-14/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng phối hợp với Hội Dù lượn thành phố Hà Nội khảo sát điểm bay...
Theo chân người Dao Tiền thu hoạch tổ ong rừng khổng lồ
Những tổ ong rừng khổng lồ là nguồn cung cấp sáp, dùng trang trí trang phục truyền thống. Đây là nét văn hóa độc đáo của người...
Pác Bó vào xuân
Những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, những con đường thảm bê tông sạch sẽ, những ngôi nhà khang trang, những...
Khám phá nghề làm hương truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Hàng năm, cứ dịp cận Tết Nguyên đán, người Nùng ở xóm Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) dọn sạch gốc rạ,...
Non nước Cao Bằng - Điểm hẹn mùa thu
Mùa thu, đến với Cao Bằng bạn sẽ được ngắm Thác Bản Giốc ào ạt nước, động Ngườm Ngao lấp lánh ánh vàng và đi dạo trong khu du...
Du Xuân non nước Cao Bằng
Cao Bằng, tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, diện tích núi rừng chiếm hơn 90%, là cao nguyên đá...
Trải nghiệm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao
Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, huyện Nguyên Bình, xóm Hoài Khao có 100% dân tộc Dao Tiền sinh sống....
Nhộn nhịp phố đi bộ và chợ ẩm thực phố núi Cao Bằng
Theo đoàn khách du lịch từ Hà Nội, chúng tôi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phố đi bộ Kim Đồng và...

Cẩm nang du lịch Cao Bằng Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Những danh thắng nổi tiếng nhất Cao Bằng
“Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trảy nước non Cao Bằng”. Chỉ một câu ca dao mà đã nói lên vẻ đẹp mê đắm của Cao...
Ngao du vùng nước non Cao Bằng
Ở Cao Bằng, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng và mùa thu, đường lên Cao Bằng dường như xanh nhất trong năm. Trải từ những ngọn núi...
Lên Cao Bằng, nhất định không thể bỏ qua những điểm du lịch này
Cao Bằng nổi tiếng với những điểm du lịch hoang sơ nhưng cũng không kém phần hùng vĩ. Có dịp đến Cao Bằng, du khách không nên bỏ...
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...

Khách sạn Cao Bằng Xem thêm

Những khách sạn “ngon - bổ - rẻ” ở Cao Bằng
Hành trình khám phá Cao Bằng sẽ trọn vẹn hơn nếu tìm được những khách sạn “ngon-bổ-rẻ”.