Triển lãm “Con đường Giác ngộ” trưng bày khoảng 150 bức tranh, ảnh của nhiều họa sỹ tên tuổi thuộc nhóm 5P, một nhóm họa sĩ ở TP. HCM chuyên sáng tác về chủ đề Phật giáo.
Biểu tượng hoa sen trong triết lý nhà Phật |
Một phần quan trọng trong triển lãm là các họa phẩm về sen, loài hoa biểu hiện sự vô thường – thường xuyên xuất hiện trong mỹ thuật Phật giáo.
Họa sĩ Minh Minh, tác giả của nhiều bức họa sen chia sẻ: “Tôi ưa vẽ các loài hoa, nhất là hoa sen. Khi vẽ sen, tôi thấy lòng tịnh lại, thanh thản, an nhiên, cảm giác buông bỏ len vào tâm tưởng. Và tôi nghĩ là cảm giác này cũng sẽ đến được với những người chiêm ngưỡng tranh của tôi”.
Là người phụ trách nghệ thuật chung của cuộc triển lãm, họa sĩ Huy Hoàng cho biết: “Những bức tranh trong triển lãm đều mang thông điệp mong muốn mọi người hãy sống từ bi, lương thiện. Sen đại diện cho triết lý ấy: mọc lên trong bùn, bung nở rực rỡ, tỏa hương thơm ngát rồi rụng xuống an yên… giống như triết lý Phật giáo: sắc sắc không không…”
Họa sĩ Huy Hoàng, phụ trách nghệ thuật buổi triển lãm
Ngắm các bức tranh chủ đề Phật giáo trong không gian linh thiêng của Điện Tam Thế, bất cứ du khách nào cũng cảm thấy tĩnh tại an yên.
Bà Ngọc Lành, một phật tử đến từ TPHCM chia sẻ: “Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được có mặt tại khu tâm linh Tam Chúc và ngắm nhìn những bức tranh Phật giáo này. Tuy nhiên, có những bức tranh trông rất huyền bí, nếu không phải là người am hiểu về hội họa và triết lý của nhà Phật thì sẽ không lĩnh hội hết vẻ đẹp của nó”
Phật tử Ngọc Lành, TPHCM
“Hiểu Pháp của ta, thì sẽ thấy ta” |
Nổi bật và huyền bí nhất trong các bức họa tại “Con đường Phật giáo” là bức vẽ “ Hiểu Pháp của ta, thì sẽ thấy ta” của họa sĩ Hoàng Phi Oanh.
Bức tranh " Hiểu được Pháp ta, thì sẽ thấy ta" chiếm vị trí lớn nhất khu trưng bày
Bức tranh chiếm một vị trí lớn nhất trong khu trưng bày với kích thước lên tới gần 10m, với thời gian hoàn thiện lên tới…hơn 9 năm, kể từ 2009 đến 2018.
Chia sẻ về tác phẩm, họa sĩ Hoàng Phi Oanh cho biết: “Nội dung cốt lõi của tác phẩm chính là 4 giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật, từ lúc Ngài Đản sanh, lên đường đi tìm chân lý để tìm kiếm “con đường giác ngộ”, đi thuyết pháp truyền giảng cho chúng sinh đến khi nhập cõi Niết Bàn”.
Bức tranh quả thật rất đồ sộ, huyền bí, nhưng nhiều người xem lại có cảm giác băn khoăn, tò mò về hình tượng con rắn hổ mang ở chính giữa tác phẩm, tự hỏi vì sao con rắn lại xuất hiện trong bức tranh về cuộc đời Đức Phật.
Lý giải cho điều này, họa sĩ Phi Oanh cho biết: “Thông điệp thực ra rất đơn giản. Ở Ấn Độ, một năm có tới 6 mùa, và cứ vào mùa mưa bão thì có rất nhiều rắn. Trong đó, rắn hổ mang được mệnh danh là vua của các loài rắn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ở những nơi nào thanh tịnh thì loài rắn này lại vô cùng hiền vì dường như không có sự chống đối. Điều này có nghĩa là loài rắn hổ mang hung dữ hoàn toàn thuần phục trước cảnh giới thanh tịnh khi Đức Phật ngồi thuyết pháp dưới gốc cây bồ đề”.
Họa sĩ Hoàng Phi Oanh, tác giả bức vẽ
“Ngoài ra, hình tượng rắn còn mang một ẩn ý nữa, lúc này là Đức Phật tu theo đạo Bà La Môn của Ấn Độ. Và con rắn cũng tượng trưng cho hình tượng Thần Shiva. Đó vừa có ý nghĩa về tôn giáo, lại vừa có ý nghĩa tâm linh”.
Với thông điệp từ bi, trí tuệ và con đường giải thoát, tất cả triết lý trong bức tranh đều toát lên vẻ đẹp của Đức Phật.
Những bức ảnh về các ngôi chùa nổi tiếng của Việt NamTranh ghép Phật gặp lại 5 người bạn đồng tu
Tục "bắt ấn" theo quan niệm Phật giáo
Triển lãm “Con đường Giác ngộ” kéo dài đến hết ngày 14.5.2019.
Xem thêm:
Khai mạc chuỗi sự kiện văn hóa chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019
Miễn phí cơm chay và xe điện tại Tam Chúc trong Đại lễ Vesak 2019
Anh Vũ/Vietnam Journey