1. Bánh chưng Bờ Đậu
Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng Định Hóa và thịt lợn sạch của người dân tộc. Là một làng bánh nổi tiếng, bánh chưng Bờ Đậu được bán quanh năm, đã theo chân khách thập phương đi tới mọi miền đất nước.
2. Cơm lam Định Hóa
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải chọn được gạo nếp ngon, ống lam phải là ống nứa tươi, xanh vỏ. Cơm lam là món ăn giản dị, độc đáo nhưng để làm được một ống lam thơm ngon đẹp mắt là cả một nghệ thuật cần học hỏi nhiều lần.
3. Trám đen Hà Châu
Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, quả chín vào tháng 7. Hà Châu là xã nổi tiếng với nghề trồng trám, hơn 2/3 diện tích của xã là để trồng loài cây này. Từ trám có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: kho thịt, xôi trám đen, gỏi trám.
4. Chè Tân Cương
Là vùng chè nổi tiếng nhất cả nước, Thái Nguyên nói chung cũng như Tân Cương nói riêng đều rất tự hào về điều này. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên đâu đâu trên mảnh đất Thái Nguyên cây chè cũng rất phát triển, búp chè xanh tươi, mập khỏe. Khi pha nước màu vàng tươi hấp dẫn, hương thơm rất đặc biệt và vị chát rất ngon không lẫn vào đâu.
5. Tương nếp Úc Kỳ
Đặc sản tương nếp được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp nơi đây với những địa phương khác. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương, là món quà đặc sản ẩm thực theo chân du khách thập phương đi khắp đất nước.
6. Đậu phụ Bình Long
Xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon truyền thống. Đậu ở đây được ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, có hình vuông, không quá cứng và cũng không quá mềm. Đậu Bình Long ăn khá béo ngậy nên có thể ăn ngay khi còn nóng, chấm mắm tôm chanh hương vị rất ngon.
7. Nem chua Đại TừKhông giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được.
Nếu có dịp về Đại Từ dự hội Núi Văn – Núi Võ tại Đền thờ Lưu Nhân Chú, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nơi bày bán loại nem đặc sản này.
8. Mỳ gạo Hùng SơnNgười dân Hùng Sơn làm mỳ bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai Định Hóa. Gạo phải được nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Bột lọc nhiều lần, ủ lại qua đêm, tráng thành bánh, phơi khô rồi cắt thành sợi. Đặc biệt sợi mỳ dẻo, thơm nên dù có nấu quá tay vẫn không sợ bị nát.
9. Tôm cuốn Thừa LâmBên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, người dân làng Thừa Lâm còn có tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng vào những dịp tết. Đây là món ăn dân dã, độc đáo và quen thuộc hương vị làng quê.
10. Bánh Coóc Mò
Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên. Bánh được gói bằng lá chuối và có hình chóp dài. Bánh có vị đậm thơm của mùi nếp hương và nhân lạc đỏ. Rất dễ ăn, không hề ngấy và phù hợp với sở thích của rất nhiều người.
Theo laodong.vn