Ẩm thực

Bánh dày làng Gàu

15:38 - 26/08/2019
Nếu như Hải Dương được biết đến với đặc sản bánh đậu xanh thì khi nhắc đến vùng đất Hưng Yên người ta thường nhớ ngay đến món bánh dày làng Gàu.

Làng Gàu thuộc xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên vốn nổi tiếng với thứ bánh dày dẻo, dai, trắng nõn. Bánh dày làng Gàu cùng với tương Bần và rượu Trương Xá đã làm nên nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Hưng Yên.

Đặc sản bánh dày làng Gàu, Hưng Yên

Khi nhắc đến bánh dày, hẳn ai cũng sẽ nhớ đến sự tích “Bánh chưng bánh dày” đã quá nổi tiếng trong dân gian Việt Nam. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì những chiếc bánh chưng, bánh dày lại được làm như một cách tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng. Tại vùng đất văn hiến Hưng Yên, món bánh dày ở làng Gàu đã trở thành một món ăn đặc sản gắn liền với địa danh này.

Bánh dày là một món ăn truyền thống ở nước ta, có mặt trên rất nhiều vùng miền Tổ quốc. Ngoài làng Gàu, miền Bắc còn nổi danh với bánh dày Quán Gánh (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây, nay sáp nhập thành Hà Nội). Nhưng ở mỗi nơi mỗi vẻ, mỗi vùng miền lại tạo ra một hương vị bánh khác nhau cũng giống như tấm lòng của người dân mỗi nơi dâng lên Vua Tổ. Có lẽ điều đơn giản ấy đã tạo thành nét đặc trưng, hấp dẫn riêng cho miếng bánh làng Gàu.

Không biết nghề truyền thống làm bánh dày của bà con làng Gàu có từ khi nào, chỉ biết rằng đã từ rất lâu cứ đến dịp giỗ Tổ người làng lại tưng bừng, rộn rã trong việc giã xôi, nặn bánh dày.

Đến với quê hương Văn Giang, du khách không chỉ bị thu hút bởi cảnh đẹp của vườn hoa, cây cảnh nơi đây mà còn được thưởng thức, được trải nghiệm các công đoạn làm bánh dày cùng với người dân. Nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng. Cả một năm hai vụ, thóc lúa có bội thu thì năm đó bánh được sản xuất nhiều. 

Người làng Gàu kĩ lưỡng tỉ mẩn trong việc chọn gạo làm bánh. Sau khi thóc được xay xát, người già và trẻ nhỏ được phân cho công việc “chọn gạo”. Gạo hạt phải mẩy, chắc. Những hạt sâu lép được bỏ loại ra ngoài. Phải như vậy, khi thành phẩm cả miếng bánh mới đạt độ trắng trong như gái son trẻ. Gạo được ngâm với nước sạch, sau đó giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh dày trắng tinh, tròn trịa. Bánh giã phải đúng số nhịp số chày buông xuống. Lực giã phải vừa, không được quá mạnh, chẳng được quá yếu mềm. Vì thế, nam nữ phải giã cùng nhau, mới vừa mềm vừa rắn, bánh mới chuẩn dẻo.

Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, đỗ xanh phải mẩy hạt, xanh đều

Công đoạn làm nhân bánh khá cầu kỳ, cần sự khéo léo của người làm, nhân bánh làm từ đỗ xanh, Đỗ xanh phải mẩy hạt, xanh đều. Sau khi “tuyển chọn” kĩ càng, đỗ phải được ngâm nước ấm khoảng chừng bốn mươi độ qua đêm. Đỗ xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, không được để vương vấn chút vỏ nào trong rổ, hấp chín nhừ tơi, giã đỗ bắt buộc phải nhuyễn sánh, không được lợn cợn hạt đỗ và vo tròn cùng dừa sợi bào sẵn thành từng nắm nhỏ. Mỗi một mẻ xôi, mẻ đỗ đưa ra bốc bừng hơi nóng. Không được giã ngay, không được quá nguội. Giã ngay dễ bết, giã nguội khó dính.

Nếu muốn có bánh nhân mặn  thì người làm cho thêm thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi xào với đỗ xanh để làm nhân. Nếu người dùng thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đỗ xanh là được. Mỗi nắm đỗ được trộn đều với đường cát. Một cân đỗ được trộn khoảng nửa cân đường. Không được quá tay, cái ngọt gắt át mất phần ngọt của vỏ bánh.

Khi bột và nhân đã làm xong người làm sẽ tra nhân vào giữa rồi nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon. Sau khi đồ xong, bánh sẽ có màu trắng tinh, tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon đến khó cưỡng. Để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn, người làm bánh sẽ đặt bánh vào những chiếc lá chuối màu xanh đã được cắt theo hình tròn vừa với chiếc bánh.

Sau khi vỏ bánh, nhân bánh đạt chuẩn, các cô nàng lại thoăn thoắt tay cán đều, lấy miếng cật tre sắc như dao lam cắt đều một phần vỏ để gói lấy nhân bánh. Cái tay các cô khéo đến mức, cắt bánh bằng chặn như nhau, cả trăm cái xếp chồng không hơn kém nhau một li một lai nào cả.

Nồi nào đồ ra là luôn chân luôn cối giã cho nhuyễn mịn. Xôi đồ lên đánh mịn màng dẻo quánh. Lớp vỏ bánh ngoài không được quá dày, cũng không quá mỏng. Chỉ tầm một lượt nửa phân vỏ bánh là bao bọc hết ý tình của người làm.

Bánh dày làng Gàu không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân Hưng Yên, như một minh chứng cho chỗ đứng vững chãi của làng nghề. Cưới xin mà thiếu tấm bánh trên mâm là mâm cỗ “không được sang, không chuẩn vị”. Vậy mới thấy, nâng niu tấm bánh đã khó, nâng niu cái công cái nghề, cái ý vị trong miếng bánh còn khó hơn đến bội phần. Ăn miếng bánh dày làng Gàu mà chưa hiểu để làm ra được tấm bánh là cả nửa năm chuẩn bị thì thật có lỗi với tấm lòng người dân quê.

Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở Thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Màu xanh mát của tàu lá, điểm trên màu trắng ngọc ngà của bánh quê, ắt hẳn không ai không có chút động lòng. Cái vị bánh dẻo quẹo, đỗ xanh mềm mịn thơm nồng, cùng với những ân tình gửi gắm trong từng miếng bánh mới thấy rưng rưng trọn vẹn cái tình làm sao. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên ban thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…

Thúy Anh/ thegioidisan.vn


Tỉnh thành Hưng Yên

Hưng Yên
Là trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên có nhiều điều kiện để thu hút du khách.

Điểm đến Hưng Yên Xem thêm

Đền thờ Chử Đồng Tử
Đền thờ Chử Đồng Tử là điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch đồng bằng sông Hồng.
Chùa Nôm
Chùa Nôm là một trong số những nơi gìn giữ dấu ấn văn hóa với nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam.
Làng Nôm
Làng Nôm, ngôi làng nổi tiếng với nét đẹp cổ kính, thanh bình ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Chùa Phố – Ngôi chùa độc đáo
Sở hữu nét kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm, Chùa Phố thu hút rất nhiều tín đồ phật tử và du khách đến hành lễ khi về thăm...
Vẻ đẹp độc đáo đền Phù Ủng - Nơi thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão
Đền Phù Ủng là một quần thể kiến trúc phong phú và độc đáo ở tỉnh Hưng Yên, nơi thờ danh tướng thời Trần - tướng quân Phạm Ngũ...
Ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
Bước qua cánh cổng làng Nôm, du khách sẽ được chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính của ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện...
Về Hưng Yên ngắm đảo cò giữa lòng thành phố
Đảo Cò nằm giữa hồ nước rộng, thuộc công viên Nam Hòa, phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên. Từ rất lâu rồi, cò đã chọn đây làm nơi...
Làng Nôm - “báu vật trăm năm” của vùng đất Hưng Yên
Tồn tại hơn 200 năm tuổi, làng Nôm được biết tới như một “báu vật” của vùng đất Hưng Yên. Nét đẹp trầm mặc đó vẫn được gìn giữ...
Thăm chùa Chuông - "đệ nhất danh thắng" của Hưng Yên
Ngôi chùa cổ kính giữa phồn hoa đô thị Hưng Yên được gọi là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Ẩm thực Hưng Yên Xem thêm

Mâm cơm ngon với các món chế biến cùng tương Bần
Tương Bần được dùng trong chế biến món ăn hay sử dụng như một loại nước chấm với hương vị đặc trưng.
Bánh dày làng Gàu
Nếu như Hải Dương được biết đến với đặc sản bánh đậu xanh thì khi nhắc đến vùng đất Hưng Yên người ta thường nhớ ngay đến món...
Ghé làng Bần với nghề truyền thống làm tương
Tương không chỉ là món ăn dân gian, truyền thống mà còn là nguồn cung cấp protein thực vật trong bữa ăn hàng ngày của người dân...
Những món ăn ngon nức tiếng ở Hưng Yên
Ẩm thực Hưng Yên mang đậm tính dân tộc với những món ăn hảo hạng mà chỉ vua chúa ngày xưa mới được thưởng thức.

Trải nghiệm Hưng Yên Xem thêm

Mùa hoa cúc chi
Những ngày này, các cánh đồng hoa cúc chi ở làng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên lại nở rộ, khoe sắc vàng rực rỡ. Những...
Ngất ngây sắc vàng rực rỡ của cánh đồng hoa cúc chi gần Hà Nội
Cánh đồng hoa cúc chi làng Nghĩa Trai (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên) những ngày này rực rỡ màu vàng của loài hoa "tiến vua" đang...
Nghìn người đội nắng "check-in" tại cánh đồng hướng dương
Cánh đồng hoa hướng dương rộng 1ha ở Hưng Yên chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 12km về phía Đông Nam đang là điểm đến gây “sốt”,...
Dung dị đó làng Thủ Sỹ
Nhịp sống yên ả, thanh bình nơi làng nghề làm đó hơn 200 năm tuổi dường như đối lập hoàn toàn với cuộc sống hối hả chốn thị...
Làng lá dong Tuấn Dị
Cứ đến gần Tết Nguyên đán, làng lá dong Tuấn Dị, Hưng Yên lại tất bật thu hoạch để kịp cho những mẻ bánh trưng truyền thống đón...
Ngẩn ngơ giữa sắc vàng trên cánh đồng cúc chi
Vào những ngày cuối năm, cánh đồng hoa cúc chi ở xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên lại vàng rực một màu, trở thành địa...

Cẩm nang du lịch Hưng Yên Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Khám phá đảo Cò tuyệt đẹp ít người biết giữa lòng Hưng Yên
Bên cạnh một Phố Hiến cổ xưa sầm uất, nhộn nhịp là đảo Cò hoang sơ, thơ mộng, tuyệt đẹp, tạo sức hút hấp dẫn du khách thập...
Khám phá Khu di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến
Phố Hiến - Hưng Yên từng là thương cảng quốc tế sầm uất nhất ở "Đàng Ngoài" thế kỷ 16-17, một "tiểu Tràng An", "chốn phồn hoa đô...
10 điểm đến đậm chất văn hóa nhất ở Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh văn hiến với hàng nghìn di tích quý báu, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc và là niềm tự hào của người...