Trùng tu từ năm 2012, công trình này được chia thành hai giai đoạn 2012-2015 và 2016-2019 với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2, công trình được đầu tư với khoản kinh phí 44 tỷ đồng.
Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành
Các hạng mục được trùng tu ở giai đoạn này bao gồm: sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống gồm sơn son thếp vàng, sơn son không thếp, sơn quang tùy vào từng không gian khác nhau; hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn và gắn kết với công trình về mặt giao thông cũng như cảnh quan từ mọi góc nhìn; hệ thống sân, mặt cầu, lan can, cây xanh; hệ thống chiếu sáng nội thất, chống cháy theo kỹ thuật hiện đại và tiêu chuẩn Việt Nam…
Thời điểm Ngọ Môn mở cửa đón khách tham quan trở lại đúng vào dịp nghỉ năm mới 2021, rất nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu.
Những hình ảnh được ghi lại sau ngày Ngọ Môn mở cửa đón du khách tham quan:
Về tổng thể, Ngọ Môn được chia làm hai phần chính gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng
Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với 100 cây cột
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An trong cuốn Kiến trúc Cố đô Huế: "Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung"
Du khách chụp ảnh trên lầu Ngũ Phụng, hướng nhìn về điện Thái Hoà
Năm 1923 dưới thời vua Khải Định, để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh của nhà vua (mừng sinh nhật 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924. Ngọ Môn đã được đại trùng tu, toàn bộ lầu Ngũ Phụng được hạ giải để tu bổ
Nhờ sự kết hợp, sắp đặt tài tình cộng với bàn tay khéo léo và đôi mắt thẩm mỹ cao của các nhà kiến trúc thời Nguyễn mà tổng thể Ngọ Môn rất mềm mại, xinh xắn, tráng lệ
Hệ thống cửa trên lầu Ngũ Phụng sau khi được trùng tu bằng kỹ thuật sơn truyền thống
Ngọ Môn trải qua rất nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, trong đó phải kể đến là đợt tu bổ Ngọ Môn với quy mô lớn đã được tiến hành từ năm 1990 -1993, có sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO
"Sau rất nhiều lần đến Huế, vào thăm quan Hoàng cung Huế nhưng đây là lần đầu tiên tôi đặt chân lên lầu Ngũ Phụng. Đứng ở đây mới thấy được sự uy nghi, trang nghiêm của một vương triều xưa", một du khách nói
Theo Tổng cục Du lịch
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |