Điểm đến

Huyền thoại núi Cấm

10:19 - 07/11/2019
Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm có tên chữ là Thiên Cấm Sơn (nghĩa là một ngọn núi đẹp), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên - Nhà Bàng - Tri Tôn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Với độ cao 705m, chu vi 28.600m2, núi Cấm không chỉ được biết đến với tư cách là ngọn núi cao nhất, lớn nhất.. mà còn được tương truyền là ngọn núi ẩn chứa nhiều điều kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí của An Giang. Bởi không chỉ kỳ bí về danh xưng mà ngọn núi được mệnh danh là Ðà Lạt của ÐBSCL còn  là nơi hội tụ của những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí của thế giới tâm linh: núi Cấm là chốn linh thiêng, là nơi dành riêng cho các bậc chân tu hoặc thần tiên hội tụ mỗi khi giáng thế...

Theo sử sách, vào đời Gia Long, hai chữ “Bảy Núi” chưa xuất hiện. Một số sách đáng tin cậy đã ghi về Thất Sơn như sau: Sách Gia Ðịnh thành thông chí, tác giả Trịnh Hoài Ðức ghi 19 ngọn núi ở An Giang mà không thấy nói đến khái niệm Thất Sơn; Sách Ðại Nam Nhất Thống Chí ra đời năm 1882, ghi bảy ngọn núi nằm trong Thất Sơn gồm: núi Tượng Sơn, núi Tô Sơn, núi Cấm Sơn, núi Ốc Nhẫm, núi Nam Vi, núi Tà Biệt, núi Nhân Hòa; Sách Thất Sơn huyền bí (theo Nguyễn Văn Hầu) cụ Hồ Biểu Chánh ghi Thất Sơn gồm núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Ðội Om, núi Tô và núi Cấm; Sách Tự vị Tiếng nói miền Nam, cụ Vương Hồng Sển ghi: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Sam, núi Két, núi Dài, núi Tà Béc.

Núi Cấm được xem là ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn. Ảnh: internet

Còn theo các bô lão và các tín đồ của Ðức Phật Thầy Tây An thì “Bảy Núi” đó là: Anh Vũ Sơn, Ngũ Hồ Sơn, Thiên Cẩm Sơn, Liên Hoa Sơn, Thủy Ðài Sơn; Ngọa Long Sơn, Phụng Hoàng Sơn.

Gần đây nhất, trong cuốn “Những trang sử về An Giang”, nhà nghiên cứu Trần Thanh Phương ghi Thất Sơn gồm: núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Ðài Sơn) giống như tên gọi trong dân gian hiện nay.

Còn theo Ðịa chí An Giang, hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có tới 37 ngọn núi có tên. Nhà biên khảo Sơn Nam thì lại cho rằng “Bảy Núi linh thiêng có lẽ xuất phát từ thời Ðoàn Minh Huyên với thuyết “Bửu Sơn Kỳ Hương” nhằm khuyên tín đồ qui dân lập ấp, rồi lần hồi bị ảnh hưởng quá nặng của mê tín cổ sơ, tô điểm thêm chi tiết”.

Núi Cấm quanh năm có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên thơ cuốn hút du khách. Ảnh: internet

Núi Cấm là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong cụm Thất Sơn được nhiều người mộ đạo coi là ngọn núi thiêng với nhiều tên gọi khác nhau. Từ xa xưa núi Cấm có tên là núi Gấm, Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn (núi đẹp như gấm lụa). Cho tới nay vẫn còn nhiều giả thuyết về nguồn gốc núi Cấm, mỗi người có cách lý giải theo suy luận riêng của mình.

Mới đây, một cuộc hội thảo núi Cấm đã tạm chấp nhận 2 giả thuyết hợp lý nhất về nguồn gốc của núi Cấm. Một là lời cấm đoán của Phật Thầy Tây An - Ðoàn Minh Huyên cấm không cho bổn đạo lên núi làm ô uế núi non nên mới có tên là núi Cấm. Hai là núi Gấm, vì đây là một ngọn núi tuy hoang sơ nhưng phong cảnh “thủy tú sơn kỳ” bốn mùa đẹp như hoa như gấm, nên mới có tên là núi Gấm - Thiên Cẩm Sơn.

Ngày nay, núi Cấm đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng nhờ có địa thế và các điểm du lịch đẹp. Theo sách của các nhà phong thủy, do vùng Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ - nơi có khí âm dương hội tụ nên núi Cấm là một Long huyệt; thêm vào đó, nơi đây bao giờ cũng được che phủ bởi một lượng lớn cây rừng (theo số liệu thống kê, rừng ở Bảy Núi có khoảng 815 loài thực vật, điển hình như: thạch tùng, tuế, dương xỉ, thông, ngọc lan…), cho nên khí hậu ở núi Cấm mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng từ 18 đến 24ºC.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: internet

Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng bởi có nhiều thắng cảnh đẹp. Dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Ðông là Khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh, đặc biệt  cáp treo núi Cấm đã được hoàn thành và đưa vào phục vụ khách du lịch từ ngày 14 tháng 02 năm 2015.

Khi lên núi Cấm bằng cáp treo, du khách có những giây phút lướt trên đại ngàn, thỏa sức ngắm những cánh đồng lúa xanh mát dưới chân núi. Ðặc biệt, cáp treo còn giúp bạn “bay” qua hồ chứa nước Thanh Long được “treo” lưng chừng núi Cấm rất thơ mộng… Cho dù với cách lý giải nào thì thực tế, núi Cấm là một thực thể do thiên nhiên tạo nên, qua ngần ấy thời gian tồn tại, đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ bằng sự kết nối những giai thoại truyền thuyết dân gian và niềm tin tôn giáo. Núi Cấm tồn tại từ xưa đến nay như một biểu tượng tâm linh, theo thời gian hình thành nên nhiều yếu tố văn hóa tâm linh khác không kém phần đa dạng, phong phú.

Theo Trần Hoàng/thegioidisan.vn

Tỉnh thành An Giang

An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hàng thứ 6 Việt Nam.

Điểm đến An Giang Xem thêm

Rừng tràm Trà Sư
Trà Sư (An Giang) mang một cảnh sắc yên bình của miền sông nước. Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha.
Chùa Tây An
Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa là phong cách kiến trúc Ấn Độ kết hợp với kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam.
Di tích đồi Tức Dụp
Tức Dụp không chỉ là địa danh lưu giữ biết bao dấu ấn lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của An...
Miếu Bà Chúa Xứ
Là địa danh linh thiêng gắn liền với mảnh đất An Giang, miếu Bà Chúa Xứ luôn có tên trong danh sách những điểm đến không thể bỏ...
Những ngôi chùa độc, lạ
Dù không phải là những công trình đồ sộ, hoành tráng, nguy nga nhưng những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút...
Mê mẩn với ngôi chùa miền Tây lên ảnh lung linh như ở Nhật Bản
Phước Lâm Tự (người dân quen gọi Chùa Lầu) tọa lạc tại Tịnh Biên, An Giang, đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến...
Điểm check-in mới ở An Giang như ô cửa máy bay khổng lồ
Từ biểu tượng chữ Tri Tôn, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng ruộng bên dưới.
Có một 'cổng trời thời gian' không thể bỏ lỡ ở An Giang
Giữa mênh mang đất trời An Giang, chiếc 'cổng trời thời gian' với những đường nét hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế, nằm...
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời Nguyễn, nơi yên...

Cẩm nang du lịch An Giang Xem thêm

Tiết lộ góc check-in "thần thánh" mới toanh của rừng tràm Trà Sư khiến giới trẻ mê mẩn
Rừng tràm Trà Sư ở An Giang là một điểm đến vô cùng nổi tiếng không chỉ dành cho những ai thích xê dịch mà những bạn trẻ cũng...
Những điểm đến hấp dẫn tại Tri Tôn
Với vị trí đặc biệt, Tri Tôn giữ vai trò kết nối với các địa phương khác tạo thành các tuyến du lịch liên hoàn Châu Đốc - Tịnh...
5 điểm “check in” lý tưởng ở danh thắng Núi Sam
Dường như từ rất lâu rồi, Núi Sam – ngọn núi nhỏ nằm giữa lòng TP. Châu Đốc (An Giang) đã trở thành điểm đến khó có thể bỏ qua...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của An Giang
An Giang không chỉ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang còn là điểm du lịch tâm linh không...
Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi dài 9 ngày sẽ là cơ hội tốt cho những ai muốn khám phá miền Tây sông nước, vốn đang là điểm du lịch hấp dẫn...
Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...
Vì sao cây thốt nốt hấp dẫn khách đến An Giang?
Cây thốt nốt không chỉ là một trong những biểu tượng của An Giang mà còn có thể khai thác làm nước uống.

Ẩm thực An Giang Xem thêm

Đặc sản 'bò leo núi' lạ miệng, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở An Giang
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lâu dần, "bò leo núi" trở thành đặc sản của vùng đất Tân Châu, An Giang và hấp dẫn...
Tung lò mò: Món ăn độc đáo từ… ruột bò
Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc - An...
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị...
4 món ăn độc đáo ở Long Xuyên
Những món ăn mang dấu ấn riêng miền sông nước mà du khách có thể thử khi đến thành phố Long Xuyên.
Độc đáo các món ăn đặc sản rừng
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng...
Bên nồi cháo trắng
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày...
Về miền Tây thưởng thức mắm Châu Đốc
Trong văn hóa ẩm thực của người dân Châu Đốc (An Giang) nói riêng và nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ nói chung, mắm là món ăn...
Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer
Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu....
Hấp dẫn bún nước kèn
Với sự phối hợp tinh tế từ hương vị đặc trưng của cà ri, tươi ngọt của cá đồng, béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món bún nước...

Văn hóa An Giang Xem thêm

Ý nghĩa tháng Ramadan của người Chăm Islam An Giang
Cộng đồng người Chăm Islam tỉnh An Giang bước vào tháng thánh lễ Ramadan từ ngày 13/4 đến ngày 12/5/2021. Ðây là tháng nhịn ăn...
Mộc mạc gốm Khmer Tri Tôn
Không bàn xoay, không lò nung, gốm của người Khmer ở Tri Tôn, An Giang mộc mạc và giản dị như chính đồng bào Khmer ở đất...
Nét đẹp trong đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer!
Lẫn trong không khí miên man của đất trời vào xuân là niềm vui của những đôi lứa Khmer về chung mái ấm. Với đồng bào dân tộc...
 Thăm dò khảo cổ tại di tích Gò Me - Gò Sành, tỉnh An Giang
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4380/QĐ - BVHTTDL về việc cho phép ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang phối hợp...
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Chợ Mới
Với xu hướng phát triển hiện đại, đã có nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn bắt đầu không còn ưa chuộng việc sử dụng các...
An Giang: Làng Chăm với những nét văn hóa độc đáo
Những ngôi thánh đường với lối kiến trúc cổ kính và ấn tượng, đây chính là nơi mà những người đàn ông, thanh niên hành lễ 5 lần...
Nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang
Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Do đặc thù thổ nhưỡng, ở An Giang, chỉ có...
Về miền Tây chứng kiến những màn đua bò quyết liệt
Du ngoạn miền Tây mùa nước nổi và tham dự các giải đua bò truyền thống của đồng bào Khmer là lựa chọn của nhiều du...
Tục đua bò của người Khmer
Hội đua bò là kết quả của quá trình định cư, thích ứng, sáng tạo trong lao động sản xuất lâu đời của người Khmer. Hoạt động dân...

Khách sạn An Giang Xem thêm

Victoria Núi Sam Lodge: Địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ở An Giang
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, Victoria Núi Sam lodge đã trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng được nhiều du khách lựa chọn...

Trải nghiệm An Giang Xem thêm

Trà Sư - Mượt mà mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên (An Giang) là một trong những khu rừng tràm đẹp nhất miền Tây từ lâu đã...
Một ngày ở làng Chăm Châu Giang
Nếu bạn đã từng đắm say với những trang viết của Khaled Hosseini, hay tò mò về những quốc gia Hồi giáo, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé...
Khách du xuân rừng tràm Trà Sư, check-in cầu tre dài nhất Việt Nam
Rời xa phố thị đông đúc, khách du xuân đã tìm đến rừng tràm Trà Sư để thỏa sức đắm mình vào thiên nhiên xanh mát, với hương tràm...
Đi chợ trên "nóc nhà" miền Tây
Nhiều năm qua, một chợ nhỏ nằm đỉnh núi Cấm (An Giang) đã tạo nên một nét văn hóa giao thương độc đáo. Những sản vật địa phương...
Kiệt tác giữa rừng
Dưới góc nhìn của hàng chục ngàn du khách, qua từng khung hình “check-in” của nhiều người, cầu tre vạn bước xuyên rừng đã trở nên...
Mê mẩn cây cầu tre xuyên rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Ngày 15/1, Sở NN&PTNT tổ chức Lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục: Rừng Tràm Trà Sư đẹp & nổi tiếng nhất Việt Nam và cây...
An Giang đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín
Những ngày đầu tháng 12, An Giang đang bắt đầu bước vào mùa gặt lúa. Ghé vùng Bảy Núi - An Giang thời điểm này, du khách không...
Một ngày ở rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Để ngắm nhìn nét đẹp hiền hòa và độc đáo của miền Tây vào mùa nước nổi thì rừng tràm Trà Sư là sự lựa chọn lý tưởng
Trải nghiệm du lịch marathon vùng Bảy Núi
Trong khi Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức thành công nhiều cuộc chạy marathon thì Bảy Núi với điều kiện tự nhiên, cảnh...

Tin tức An Giang Xem thêm

An Giang: Háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò Bảy Núi” vùng đồng bào Khmer
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer địa...
An Giang: Tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch chào...
An Giang: Khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
An Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban...
An Giang: Khu du lịch quốc gia Núi Sam tạm ngừng đón khách do dịch Covid-19
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình hình dịch Covid-19...
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Chỉ tổ chức phần lễ
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Lễ hội tâm linh...
An Giang: Lên kế hoạch đón hơn 1.000 học sinh từ Campuchia về Việt Nam nhập học
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các trường trong tỉnh An...
Du lịch ĐBSCL: “Đổi mới sản phẩm du lịch – Xây dựng điểm đến an toàn”
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực hiện mục tiêu kép là...