Tin tức

Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7: Nơi cội nguồn tri ân

11:10 - 27/07/2021
Ngày 27/7 là ngày lễ lớn của dân tộc ta. Hằng năm vào ngày này, người dân trên khắp đất nước Việt Nam kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền bối, anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh, đổi máu xương cho nền độc lập, tự do, phồn vinh hôm nay. Và nơi khởi nguồn ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 nhân văn, thiêng liêng đó, Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7 nằm ở tổ dân phố Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7

Nằm trong quy hoạch tổng thể của thị trấn Hùng Sơn đã được công nhận là đô thị loại IV từ năm 2019, Khu di tích 27/7 có cảnh quan đẹp vì mới được tu bổ và tôn tạo khang trang. Bước qua cổng Khu di tích, nhiều người cảm nhận, khung cảnh nơi đây như công viên, cây cảnh mát xanh, các loại hoa đua nhau khoe sắc, hồ nước rộng cá tung tăng bơi lội... Sân hành lễ rộng, rợp bóng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Giữa khuôn viên rộng mát của Khu di tích lịch sử đặt tảng đá vân mây trắng hình trụ, ghi: “Nơi đây, ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp Nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời Ngày Thương binh - Liệt sĩ ở nước ta”.

Ngược dòng lịch sử, thời điểm 1946-1947, giữa bộn bề công việc và bối cảnh cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp đang rất cam go, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành thời gian, quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về công tác đền ơn đáp nghĩa. Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là “Ngày Thương binh” để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa và yêu mến thương binh.

Mỗi năm, có trên 10.000 lượt người dân trong và ngoài tỉnh đến Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7 tham quan và dâng hương

Thực hiện Chỉ thị của Người, hội nghị gồm đại biểu các cơ quan Trung ương và một số địa phương đã họp và thống nhất chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc. Chiều 27/7/1947, cuộc mít tinh khoảng 300 người tham gia gồm đại diện Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Đoàn Thanh niên, Nha Thông tin, Cục Chính trị Quân đội quốc gia và chính quyền địa phương tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn (nay là thị trấn Hùng Sơn). Tại đây, ông Lê Tất Đắc, đại diện Cục Chính trị Quân đội quốc gia đã công bố bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Trong thư Người viết: “Ngày 27/7 là một dịp cho đồng bào ta bày tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh… Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và các nhân viên tại Phủ Chủ tịch cộng lại là 1.127 đồng”. Như vậy, Bác Hồ không chỉ đồng ý lấy ngày 27/7 mà còn là vị Chủ tịch nước - người công dân đầu tiên cùng các thành viên Chính phủ tỏ lòng hiếu nghĩa với thương binh. Ngày 16/12/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh “Quy định về chế độ hưu, bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây được coi là văn bản đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta.

Ngày 27/7/1997 - Kỷ niệm 50 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cùng UBND tỉnh Thái Nguyên đã khánh thành Khu di tích lịch sử 27/7 và dựng Bia kỷ niệm. Đồng thời công nhận Khu di tích là “Di tích lịch sử cấp Quốc gia”. Huyện Đại Từ đã thành lập Ban quản lý di tích để chăm nom, phục vụ khách tham quan; trùng tu, tôn tạo các hạng mục. Đây là công trình văn hóa lịch sử có ý nghĩa to lớn, là “địa chỉ đỏ” đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài tỉnh thăm quan, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời là điểm kết nối với tuyến thăm quan Khu du lịch hồ Núi Cốc và các khu di tích trong huyện Đại Từ với các điểm di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa (Thái Nguyên) và Tân Trào (Tuyên Quang).

Nhằm phát huy giá trị các di tích, trong đó có địa điểm ra đời ngày Thương binh - Liệt sĩ, huyện Đại Từ đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Đáng chú ý là Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Đại Từ, gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh việc huy động nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, huyện còn chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ…

Chè - cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ

Với nền tảng truyền thống lịch sử, cùng sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị, các định hướng, giải pháp phù hợp và sự đồng lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Đại Từ đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã và đang phát triển. 

Cụ thể, những chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt trên 2.300 tỷ đồng, tăng 2,05%; thu cân đối ngân sách ước đạt trên 134,7 tỷ đồng, bằng 79,6% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 4.200 tỷ đồng… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, an sinh xã hội đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Đại Từ là huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, với 21/28 xã đạt chuẩn; huyện tích cực phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Di tích lịch sử ngày 27/7 - nơi cội nguồn tri ân là điểm tựa, niềm tin, động lực để huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên, cùng cả nước khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vững bước phát triển, xứng đáng với công lao, sự hy sinh xương máu của lớp lớp thế hệ cha anh, hy sinh xương máu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Theo CTTĐT Thái Nguyên

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Thái Nguyên nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa
Thái Nguyên nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa

10/07/2021

Tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực quản lý, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản, tạo thành lợi thế để...

Thái Nguyên đăng cai chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
Thái Nguyên đăng cai chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”

19/04/2021

Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII năm 2021 sẽ diễn ra từ ngày 20-23/4 tại...

Thái Nguyên mời chuyên gia thám hiểm Sơn Đoòng về khảo sát tour hang động
Thái Nguyên mời chuyên gia thám hiểm Sơn Đoòng về khảo sát tour hang động

25/01/2021

Những chuyên gia từng xây dựng sản phẩm cho hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) vừa có chuyến khảo sát và gợi mở khả...

Thái Nguyên có 86 người Hàn Quốc phải cách ly tập trung​
Thái Nguyên có 86 người Hàn Quốc phải cách ly tập trung​

01/03/2020

Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn có 86 người Hàn Quốc phải cách ly tập trung.

Thái Nguyên: Đánh thức tiềm năng du lịch suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng
Thái Nguyên: Đánh thức tiềm năng du lịch suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng

29/10/2019

Suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên, được xếp...

Tôn vinh các nghệ nhân và quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên
Tôn vinh các nghệ nhân và quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên

17/09/2019

Tối 16/9, tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương ở TP Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái...

Nhiều di tích lịch sử tại Thái Nguyên bị xuống cấp
Nhiều di tích lịch sử tại Thái Nguyên bị xuống cấp

29/10/2019

Do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ từ tháng 9/2018, nhiều di tích lịch sử trong quần thể Khu di tích quốc gia...

Thái Nguyên mở tuyến xe buýt kết nối các di tích lịch sử, văn hoá
Thái Nguyên mở tuyến xe buýt kết nối các di tích lịch sử, văn hoá

19/04/2019

Ngày 19- 4, tại TP Thái Nguyên, Sở GTVT, Sở VHTT&DL, Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan tổ chức...

Thái Nguyên: Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay là Di sản quốc gia
Thái Nguyên: Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay là Di sản quốc gia

06/01/2019

Tối 5/1, Ngày hội văn hóa làng nghề và công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của...

Tỉnh thành Thái Nguyên

Thái Nguyên
Thái Nguyên được ví là vùng “Đệ nhất danh trà” của vùng Đông Bắc.

Điểm đến Thái Nguyên Xem thêm

Hồ Núi Cốc
Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 80km, Hồ Núi Cốc là điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng vào những ngày cuối tuần.
Về thăm đất chè đặc sản Tân Cương
Để có được sản phẩm trà Tân Cương nức tiếng đó là một quá trình kỳ công từ khâu trồng nguyên liệu, lấy nguyên liệu tới chế biến,...
ATK Định Hóa: Điểm đến hấp dẫn ở Thái Nguyên
Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Ðịnh Hóa trên địa bàn các xã Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Ðịnh Biên, Bảo Linh,...
Đền Đuổm - điểm đến tâm linh ở Thái Nguyên
Đền Đuổm là ngôi đền cổ nằm bên quốc lộ 3, thuộc địa phận xã Động Đạt (huyện Phú Lương), cách thành phố Thái Nguyên 25km về phía...
Chinh phục suối Cửa Tử - cung đường trekking hấp dẫn ở Thái Nguyên
Cửa Tử là một điểm đến xứng đáng đưa vào danh sách phải chinh phục nếu như bạn là người yêu thích trekking.
Bản Tày trong thành phố
Thái Hải là một bản của người Tày ở thành phố Thái Nguyên. Tại đây, các phong tục, tập quán sinh hoạt truyền thống được giữ gần...
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng: Điểm đến hấp dẫn, thú vị
Cuối tháng 3, cảnh sắc núi rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai) thật đẹp. Mùa này, cây trên rừng đua...
Đình - đền - chùa Cầu Muối: Điểm đến tâm linh nổi tiếng xứ chè
Nằm tại trung tâm làng Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, cụm di tích đình – đền – chùa Cầu Muối là một trong những điểm đến...

Ẩm thực Thái Nguyên Xem thêm

Nham trám món ngon dân giã xứ Trà
Nham trám - món ăn dân giã và là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái Nguyên mỗi khi thu về. Nguyên liệu chính làm nên...
Những thức quà đặc sản vào mùa thu tại Thái Nguyên
Cho dù là ai, đến thăm thú bất kì tỉnh, thành nào, đều muốn tìm mua những đặc sản vùng miền về làm quà.
Trà ướp sen tươi - Thức uống tao nhã của người Thái Nguyên
Nhắc đến trà Thái Nguyên chắc hẳn mọi người đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm đã làm nên thương hiệu như: trà đinh, trà tôm...
10 món đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Thái Nguyên không chỉ là vùng đất được du khách biết đến với nhiều danh làm thắng cảnh và di tích lịch sử, mà còn là nơi có văn...
Bánh Ngải của người Tày
Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh, đó là...
Những đặc sản vùng “đệ nhất danh trà” Thái Nguyên
Thái Nguyên không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, mà văn hóa ẩm thực cũng vô cùng độc đáo.

Trải nghiệm Thái Nguyên Xem thêm

Ấn tượng trải nghiệm Làng nhà sàn Thái Hải
Trải nghiệm 2 ngày 1 đêm ở Làng nhà sàn Thái Hải đưa chúng tôi đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, để rồi khi ra về, ai nấy...
Du lịch cộng đồng - Điểm nhấn mới tại hồ Ghềnh Chè
Thái Nguyên với nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo nằm rải rác trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh như: Hồ Núi...
Ngày Tết, đến Tân Cương thưởng thức trà xuân
Với người Tân Cương, dịp Tết không thiếu ấm trà xuân. Uống chén nước trà là khởi đầu cho những câu chuyện đàm đạo và những lời...
Xúc động chuyến đi thanh xuân cùng mẹ con 'Ẩm thực mẹ làm'
"Nếu mẹ đã dành cả cuộc đời để nuôi lớn tôi thì tôi xin dành cả thanh xuân để đưa mẹ đi chơi” là lời nhắn nhủ của YouTuber Đồng...
Khám phá hang động kỳ vĩ có sự tích chim phượng hoàng hóa đá
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh hang động kỳ vĩ mà còn góp phần giải quyết việc làm...

Tin tức Thái Nguyên Xem thêm

Thái Nguyên nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa
Tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực quản lý, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản, tạo thành lợi thế để phát triển du lịch...
Thái Nguyên đăng cai chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII năm 2021 sẽ diễn ra từ ngày 20-23/4 tại tỉnh Thái Nguyên; nhằm...
Thái Nguyên mời chuyên gia thám hiểm Sơn Đoòng về khảo sát tour hang động
Những chuyên gia từng xây dựng sản phẩm cho hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) vừa có chuyến khảo sát và gợi mở khả năng khai thác du...
Thái Nguyên có 86 người Hàn Quốc phải cách ly tập trung​
Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn có 86 người Hàn Quốc phải cách ly tập trung.
Thái Nguyên: Đánh thức tiềm năng du lịch suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng
Suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên, được xếp hạng cấp quốc gia....
Tôn vinh các nghệ nhân và quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên
Tối 16/9, tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương ở TP Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ trao...
Nhiều di tích lịch sử tại Thái Nguyên bị xuống cấp
Do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ từ tháng 9/2018, nhiều di tích lịch sử trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định...
Thái Nguyên mở tuyến xe buýt kết nối các di tích lịch sử, văn hoá
Ngày 19- 4, tại TP Thái Nguyên, Sở GTVT, Sở VHTT&DL, Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan tổ chức khai trương tuyến xe...
Thái Nguyên: Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay là Di sản quốc gia
Tối 5/1, Ngày hội văn hóa làng nghề và công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” đã...