Nhiều đoạn đê vừa qua lại bị sóng biển đánh sạt lở nghiêm trọng
Tại đoạn đê biển bị sạt lở nghiêm trọng nhất tỉnh Cà Mau hiện nay là Đá Bạc – Kênh Mới (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), bên ngoài đê nhiều điểm không còn rừng phòng hộ bảo vệ, sóng biển đánh trực tiếp vào đê.
Tại những điểm chân đê phòng hộ bị sóng biển đánh sạt lở nham nhở vào đầu tháng 8 vừa qua, lực lượng chức năng đang làm các rọ đá để gia cố, bảo vệ.
Bà Trịnh Kim The – người dân sống trong đê cho biết, cùng thời điểm này năm ngoái cơn triều cường kỷ lục đã làm nước mặn tràn qua đê. Nhà cửa của hàng chục hộ dân khu vực cửa biển Đá Bạc bị thiệt hại trở thành nỗi ám ảnh với bà con.
Trong đợt ảnh hưởng của bão số 2 vừa qua, triều cường lại dâng cao, sóng dữ tiếp tục uy hiếp đê nên họ đang rất lo sợ điều đó lặp lại. Ban đêm không dám ngủ vì sợ nước lên.
Đê phòng hộ của tỉnh Cà Mau không còn rừng bảo vệ
Ngoài đoạn Đá Bạc – Kênh Mới (chiều dài 850m) không còn rừng bảo vệ, trên tuyến đê biển Tây của tỉnh còn nhiều điểm khác cũng trong tình cảnh tương tự, như: đoạn bờ Bắc - bờ Nam cống Kênh Mới (chiều dài 765m); đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa (chiều dài khoảng 957m).
Những đoạn này được ngành chức năng địa phương đánh giá có nguy cơ xảy ra vỡ đê. Trong khi, đê biển Tây của tỉnh Cà Mau có vai trò bảo vệ sản xuất cho vùng ngọt có diện tích khoảng 90 ngàn ha, với khoảng 26.000 hộ dân. Trong đó, đa số bà con canh tác lúa.
Ông Huỳnh Văn Khởi, người dân sống gần cống Kênh Mới (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) lo lắng cho rằng, cần nhanh chóng có hành động bảo vệ bởi nếu nước mặn xâm nhập sẽ khiến cho bà con không thể canh tác được.
Trước tình hình sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau vừa đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.
Theo ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Cà Mau, toàn tuyến đê biển Tây của tỉnh đang có 6 đoạn sạt lở rất nghiêm trọng với tổng chiều dài gần 5.000 m. Tại các đoạn này, có nơi không còn đai rừng phòng hộ, có nơi còn mỏng nên nguy cơ vỡ đê rất cao. Đặc biệt, khi thời tiết cực đoan xảy ra kết hợp với triều cường dâng cao thì cực kỳ nguy hiểm. Từ đó, cần khẩn cấp bảo vệ để đảm bảo tính mạng, tài sản người dân sống trong đê. Ngoài ra, tình hình sạt lở bờ biển Đông cũng rất nan giải, tỉnh đang triển khai các giải pháp và kiến nghị trung ương hỗ trợ để khắc phục.
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang tập trung khắc phục sạt lở ven biển
Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 250 km đường bờ biển. Khoảng 80% đường bờ biển của tỉnh này đang bị sạt lở mất khoảng 20 mét/năm, cá biệt có những nơi mất 50 mét/năm. Khoảng 10 năm qua, tỉnh Cà Mau đã bị mất khoảng 9.000 ha đất rừng phòng hộ ven biển./.
Trần Hiếu/VOV ĐBSCL
Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị đẩy...
Những năm gần đây, vùng đất rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau đang phát triển mạnh du lịch sinh thái cộng đồng....
Đến nay, tỉnh Cà Mau đã có 51 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 - 4 sao. Một số sản phẩm mang nét...
Cà Mau sẽ tổ chức những sự kiện như ngày hội ẩm thực, ngày hội cua, trải nghiệm cộng đồng… để phục hồi du...
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Tiêu Minh Tiên, dịch COVID-19 diễn biến hết...
Ngày 18/3, tại cuộc làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Cà Mau...
Mới đây, 2 con cá sấu nặng hơn 100 kg của người dân ở xã Định Bình, TP Cà Mau sổng chuồng. Đây đã là vụ phát...
Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, nhiều đoạn đê biển của tỉnh Cà Mau bị sóng đánh sạt lở rất nghiêm trọng....
Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Cà Mau cho biết, vào đầu tháng 7 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ vận hành và khai...
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có chủ trương thống nhất mở tuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với quần đảo Nam...
Chiều nay (14/5), chuyến bay của hãng hàng không Bamboo Airways bay từ Philippines về Việt Nam đã đáp xuống...
Sau khi có chủ trương cho đón khách du lịch ngoài tỉnh vào tham quan, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh...