Với nhiều người, bánh bao là một món ăn sáng rất phổ biến. Người ta có thể ghé vào các cửa hàng bánh để mua bánh bao với mức giá từ 5.000 – 20.000 đồng, thậm chí gần 100.000 đồng cho một chiếc bánh bao có thương hiệu nổi tiếng.
Riêng với tôi, bánh bao lại là món ăn thường được rao bán giữa đêm khuya, món bánh với lớp vỏ mỏng, phần nhân đầy ắp thịt, nấm mèo và cà rốt… Cảm giác thò đầu ra cửa sổ để mua chiếc bánh bao nóng hổi, vừa ăn vừa xuýt xoa từng là niềm hạnh phúc của tôi và có thể là của cả những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Đã lâu lắm rồi tôi không tìm thấy nơi đâu bán chiếc bánh bao như vậy, hầu hết đều là bánh bao vỏ dày, nhân chỉ có thịt nạc, trứng cứt và trứng muối.
Mặc dù không có hàng quán, chỉ bán trên xe đẩy nhưng bánh bao của gia đình chú Son lại vô cùng đắt khách
Có một dạo, khi chạy ngang trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (19 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM) tôi bắt gặp một xe bánh bao nằm khuất sau gốc cây to trên vỉa hè. Bị ấn tượng bởi tấm biển treo trên cây với dòng chữ “Bánh bao nhà làm”, tôi quyết định dừng lại để mua bánh ăn thử. Chủ xe bánh bao là một người đàn ông ngoài 60 tuổi, tên Son, dáng người hơi khòm, trên mặt luôn thường trực nụ cười và liên tục lấy bánh bán cho khách.
Với công thức gia truyền hơn 40 năm, những chiếc bánh bao ở đây đều có vỏ màu trắng ngà và rất mỏng
Bánh bao ở đây được bán với giá 15.000 đồng/cái, vỏ bánh mỏng và có màu trắng ngà, trên chóp bánh có trang trí thêm mấy lá ngò rất đẹp mắt. Nhân bánh dù không có cà rốt nhưng vẫn đầy đủ thịt bằm, nấm mèo, hành... và 2 quả trứng cút. Nhiêu đó cũng đủ để tôi thấy mừng rơn khi được cầm trên tay chiếc bánh bao tương tự trong ký ức.
Bên trên chóp bánh có trang trí thêm lá ngò để tạo điểm nhấn
Chú Son kể: “Bánh bao của tôi được làm theo công thức cha truyền con nối, cũng hơn 40 năm rồi. Tôi với bà xã cùng làm bánh bao, từ nhào bột đến làm nhân. Bột mì là bột của Pháp, thịt thì tôi mua trên chợ đầu mối, chợ Hóc Môn, phải là thịt có đóng mộc đàng hoàng tôi mới mua. Về nhà vợ chồng làm, con cái rảnh thì nó phụ, còn không có thì mình tự làm xong rồi đi bán”.
Nhân bánh gồm có thịt bằm, nấm mèo, trứng cút… và một vài loại gia vị đặc biệt
Theo lời chú, hồi mới cưới, 2 vợ chồng được ba chú chỉ cách làm bánh bao rồi cùng nhau đạp xe đi bán khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn. “Ban đầu cũng lỗ dữ lắm, tại người ta ăn quen cái vị cha mình làm rồi, giờ mình làm thì nó lại hơi khác đi, ai ăn quen họ nhận ra ngay”, chú nhớ lại.
Đã có những ngày đôi vợ chồng trẻ ngậm ngùi ăn bánh bao trừ cơm, cứ không thành mẻ bánh này lại cố gắng làm thêm mẻ bánh khác. Từ sự góp ý của nhiều người, chú Son lại ghi nhận và điều chỉnh để cho ra loại bánh ngon nhất có thể và cũng tự nhủ với lòng, cứ kiên nhẫn ắt sẽ thành công.
Bánh bao ở đây chỉ có 1 giá 15.000 đồng/cái
Chú cho biết: “Công đoạn làm bánh bao cũng lắm công phu, bắt đầu từ 2 – 3 giờ sáng đến tận 10 giờ đêm. Nguyên liệu mua về thì tôi phải làm sạch, sơ chế các kiểu rồi nêm nếm gia vị để làm phần nhân. Riêng khâu nhào bột rất là cực, phải nhào với sức vừa phải trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải nhào càng mạnh tay là bột càng mịn đâu”. Rồi đến ngày chú thành công thật, bánh bao của chú được nhiều người yêu thích. Tiếng lành lại đồn xa, hơn 20 năm kể từ khi tự tay làm bánh bao, bánh của chú nghiễm nhiên trở thành thương hiệu và là món ăn được rất nhiều người “ghiền”.
Mỗi ngày chỉ bán 100 bánh, khách nhanh chân thì còn, chậm chân thì hết
Nhưng lạ là hầu như chỉ khách ở gần mới mua được, còn khách ở xa muốn mua phải đến sớm vì chú bán rất nhanh hết và mỗi ngày chỉ bán… 100 bánh. Chú giãi bày: “Hồi xưa mỗi ngày tôi làm tới mấy trăm bánh, nhưng giờ có tuổi rồi, sức khỏe không được như trước nữa, mà bánh nhà mình thì mình đâu kêu ai khác về làm dùm được nên mỗi ngày chỉ làm 100 bánh thôi. Cực thì có cực, nhưng không làm không được, nhờ cái xe bánh bao này mà tôi nuôi hai đứa con ăn học thành tài, nó cũng là niềm vui ở tuổi già cho 2 vợ chồng nữa”.
Theo thanhnien.vn
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...