Nhiều ý kiến cho rằng Đắk Lắk cần chuyển đổi mô hình trải nghiệm cưỡi voi sang tương tác thân thiện với voi
Theo thông tin hội thảo, Đắk Lắk hiện có khoảng 145 cá thể voi, gồm hơn 100 cá thể voi hoang dã và 44 cá thể voi thuần dưỡng (voi nhà). Số voi hoang dã tập trung thành 3-4 đàn, mỗi đàn khoảng 35-40 con tập trung chủ yếu tại các cánh rừng thuộc các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M'gar và Ea H'leo; đàn voi nhà tập trung ở các huyện Lắk, Buôn Đôn, Krông Ana và thành phố Buôn Ma Thuột.
Vài năm trở lại đây, tại các khu vực dân cư sinh sống gần rừng ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M'gar và Ea H'leo thường xảy ra các vụ voi hoang dã phá hoại hoa màu, lán trại, thậm chí tấn công người dân. Với voi nhà, trong 2 tháng qua, tại các khu du lịch của tỉnh Đắk Lắk là Hồ Lắk và Bản Đôn, liên tiếp xảy ra các vụ việc voi nhà trong lúc phục vụ du lịch đã tấn công nài voi và du khách dẫn tới thương vong.
Đa số ý kiến tại hội thảo đánh giá, nguyên dân dẫn tới các vụ xung đột giữa người và voi thời gian qua là vì môi trường sống của voi bị thu hẹp do diện tích rừng suy giảm; việc khai thác voi thuần dưỡng quá mức phục vụ du lịch cũng khiến voi ức chế quay lại tấn công nài voi cùng du khách...
Để bảo tồn voi hiệu quả cũng như giảm thiểu xung đột giữa người và voi, nhiều ý kiến đề xuất với UBND tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng hoàn chỉnh vùng sinh cảnh và hành lang di chuyển tạo môi trường sống tự nhiên đủ rộng cho đàn voi hoang dã sinh sống và phát triển.
Đồng thời, hỗ trợ các chủ voi thuần dưỡng nguồn kinh phí chuyển đổi mô hình du lịch trải nghiệm cưỡi voi sang các mô hình tương tác với voi; tiếp tục hỗ trợ kinh phí đẩy mạnh nghiên cứu để đàn voi nhà sinh sản; hạn chế sử dụng voi vào các hoạt động lễ hội...
Quang cảnh buổi hội thảo
Ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk nêu một số giải pháp để giảm thiểu xung đột giữa voi và người cũng như để bảo tồn đàn voi hiệu quả trong thời gian tới.
"Giải pháp đầu tiên chúng tôi thực hiện là thành lập 9 tổ bảo vệ voi để thực hiện việc cảnh báo sớm cho người dân tại các xã thường có voi xuất hiện. Đề xuất UBND tỉnh Đắk Lắk bố trí đủ diện tích đất rừng để thực hiện sinh cảnh tạo môi trường cho đàn voi hoang dã sinh sống và phát triển; đồng thời xây dựng các đề án du lịch thân thiện tương tác hỗ trợ các chủ voi thay vì cưỡi như hiện nay, kiến nghị ngành du lịch tỉnh hạn chế sử dụng voi vào các hoạt động lễ hội. Có thể sử dụng hình nộm mô phỏng các tập tính hay hoạt động của voi trong lễ hội," ông Huỳnh Trung Luân cho biết.
Tuấn Long/VOV Tây Nguyên
Lễ hội Đêm trắng Ban Mê sẽ được tổ chức tại Đắk Lắk với sự tham gia của hoa hậu H’Hen Niê trong vai trò đại...
Sau một thời gian dài phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại, du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk đã...
Sau thời gian tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tối 14/5, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn...
Sáng 22/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt...
Ngày 1/5 tới đây, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk sẽ phối hợp với nhạc...
Sáng 19/4, Bảo tàng Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề Hồn tre Tây Nguyên với nhiều hoạt động trải nghiệm...
Chiều 4/1, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có công văn số 01/TB-UBND về việc áp dụng một số biện...
Chiều 27/12, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp với các doanh nghiệp du lịch để trao...
Ngày 20/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk...
Sáng 15/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và tổ chức Động vật Châu Á đã tổ chức lễ ký kết...
Sáng 21/4, nhằm ngày 10/3 âm lịch, tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở...
Những bông hoa cà phê bung nở trắng xóa trên nương rẫy tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, báo...