Cồng, chiêng là một nhạc cụ gắn bó với người Tây Nguyên. Người ta sử dụng dùi gỗ có quấn vải mềm hoặc nắm tay lại để đánh.
Chiều đại ngàn Tây Nguyên.
Gió Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên khỏe mạnh và đầy hấp dẫn với làn da nâu sậm như được nhuộm bởi màu đất đỏ Bazan trong không gian của đại ngàn hùng vĩ và nắng gió mênh mông. Tây Nguyên còn tình tứ ở mỗi sớm mai bên hồ Lắk, hay chiều xuống trên rừng xanh, thiên nhiên thật mơ màng như gọi nhớ trong âm vang tiếng vọng cồng chiêng.
Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung còn được biết đến với sự quyến rũ của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào ngày 25/11/2005.
Tại mảnh đất này, cứ hai năm một lần người ta lại tổ chức lễ hội cà phê để quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với hương vị vô cùng đặc trưng. Bên cạnh đó là các lễ hội đua voi, đua thuyền độc mộc cùng được tổ chức nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cường tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc trong tỉnh và phát triển du lịch.
Phụ nữ M’Nông biểu diễn đàn T’rưng và những nhạc cụ bằng tre nứa trong bộ gõ của nhạc cụ dân gian Tây Nguyên.
Những nghệ sỹ đang tập luyện, chuẩn bị sẵn sàng cho đêm giao lưu văn hóa cồng, chiêng.
Lễ hội độc đáo đua voi trên cạn mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên được tổ chức 2 năm/lần tại huyện Lắk.
Đua voi dưới nước tại hồ Lắk.
Đua thuyền độc mộc diễn ra trên hồ Lắk.
Cô gái Tây Nguyên trong đêm Liên hoan văn hóa cồng, chiêng Tây Nguyên.
Trẻ em Tây Nguyên bên dòng Sêrêpôk (phụ lưu của sông Mekong).
Thuyền độc mộc trên hồ Lắk là phương tiện đánh bắt cá và đi lại của bà con người người M’Nông R’Lâm trên hồ.
Làng bè nuôi cá trên hồ thủy điện Buôn Tua Srah, nằm dưới chân cầu Đắk Hil, xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Huyện Buôn Hồ (Đắk Lắk) là một trong những nơi xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới.
Điểm danh voi và thuyền trước khi đến giờ thi đấu.
Nguyễn Nam Phương/baotnvn.vn