Khu du lịch sinh thái Cà Mau dần hoạt động ổn định sau dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại Cần Thơ, 5 tháng đầu năm nay, tổng số khách đến giảm hơn 66%, hoạt động lữ hành nội địa giảm gần 73%, hoạt động lữ hành quốc tế giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 799 tỷ đồng, giảm hơn 59% so với cùng kỳ năm 2019.
Để khôi phục lại ngành du lịch, Cần Thơ xây dựng chương trình kích cầu với điểm mấu chốt là khôi phục nhanh hoạt động du lịch nội địa, giới thiệu các sản phẩm mới. Theo ông Đặng Tấn Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Cần Thơ, các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng những sản phẩm kích cầu mới, độc đáo, có giá thấp và khuyến mại các dịch vụ du lịch phục vụ du khách tham gia chương trình kích cầu trên nguyên tắc: đảm bảo an toàn cho du khách, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ, giữ giá nhưng tăng thêm dịch vụ cho du khách.
Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ hoạt động lại sau dịch
Ông Đặng Tấn Hùng cho biết: "Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp chúng ta cũng nên lưu ý các quy định về an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương. Môi trường du lịch của chúng ta phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, văn minh, thân thiện. Chúng ta phải cung cấp thông tin dịch vụ, giá cả khuyến mãi, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; đồng thời, tích cực xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ."
An Giang là tỉnh có lợi thế về du lịch tâm linh, bình thường hàng năm có từ 8-9 triệu lượt du khách, song dịch bệnh Covid-19 cũng đã làm ngưng trệ các hoạt động du lịch của địa phương trong một khoảng thời gian khá dài. Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang cho biết, việc phục hồi ngành du lịch sau dịch Covid-19 sẽ diễn ra chậm, tỉnh chủ trương điều chỉnh mục tiêu phát triển du lịch từ nay đến cuối năm phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể, ước đến cuối năm nay, An Giang đón khoảng 6,5 triệu lượt khách tham quan, du lịch (giảm 29% so cùng kỳ năm 2019, đạt 65% so kế hoạch trước đây); tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng (giảm 27% so năm 2019, đạt 53% so với kế hoạch).
Khu du lịch Núi Cấm, tỉnh An Giang
Ông Nguyễn Khánh Hiệp chia sẻ thêm: "Đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, trước đây là quảng bá xúc tiến đại trà, thì bây giờ chúng tôi đổi mới theo phương thức đó là; xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục tổ chức việc nghiên cứu thị trường, thu thập ý kiến du khách đối với từng khu, điểm du lịch. Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thương mại, kích cầu du lịch theo thời gian theo định kỳ. Kết hợp với các tổ chức, các hiệp hội ở ĐBSCL để xây dựng các tour ngắn ngày, tour dài ngày."
Tại Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, địa phương đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch, giảm hơn 40% so với cùng kỳ, doanh thu cũng bị sụt giảm mạnh. Để khuyến khích người dân và thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại các khu di tích, điểm du lịch trên địa bàn, địa phương đã triển khai Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, Chương trình kích cầu du lịch bắt đầu từ ngày 1/6 đến hết năm nay.
Theo ông Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp ngành du lịch tỉnh sẽ tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị lữ hành, điểm du lịch, cơ sở lưu trú để kích cầu du lịch nội địa. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá các chương trình ưu đãi trên các phương tiện truyền thông; phát động sự hưởng ứng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành,vận chuyển, lưu trú, mua sắm để nâng cao chất lượng phục vụ.
Ông Ngô Quang Tuyên cho biết: "Liên kết tỉnh Đồng Tháp với cụm du lịch ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi liên kết Đồng Tháp với lại các tỉnh, đặc biệt là các tour, tuyến từ TP. Hồ Chí Minh xuống Đồng Tháp, rồi qua An Giang và qua Kiên Giang. Cũng như từ Tiền Giang, từ Cần Thơ, Vĩnh Long và đi qua Đồng Tháp, thì chúng tôi tập trung những công việc này."
Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn được Hiệp hội du lịch Việt nam lựa chọn, du lịch ĐBSCL hoàn toàn có cơ hội bứt phá sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để vực dậy ngành du lịch, các địa phương trong khu vực không nên chỉ trông cậy vào tiềm năng, mà cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác./.
Hồng Phương - Phan Ánh - Phạm Hải/VOV ĐBSCL
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...