Hủ tiếu cá lóc bông phi lê là món ăn sáng thanh đạm và giàu dinh dưỡng.
Hương vị chuẩn truyền thống
Điều khiến tôi thích thú ở quán là cách nhân viên và chủ giao tiếp với nhau bằng tiếng Hoa dù nội dung câu chuyện tôi chẳng thể hiểu được. Nhưng đó chính là sự khẳng định chắc nịch khi nói hủ tiếu cá 477 là hủ tiếu cá người Hoa.
Trò chuyện với tôi là anh Ngũ Quốc Huy (47 tuổi), người đã gầy dựng và duy trì cơ nghiệp gia đình suốt 10 năm nay. “Ngày đó, tôi không còn biết mình phải làm gì. Hủ tiếu cá nói riêng, hủ tiếu nói chung là món ăn truyền thống của người Hoa đã cả gần 100 năm. Nghĩ vậy, tôi quyết định mở tiệm, bán món này”, anh Huy chia sẻ.
Mặc dù đây là món truyền thống và hầu hết các gia đình người Hoa đều biết nấu nhưng để kinh doanh thì lại là một câu chuyện khác. Những tiệm ăn của người Hoa thường ít nhận học việc vì bí quyết nấu ăn thường truyền lại cho các thành viên trong gia đình. Anh Huy cho biết: “Mình quen biết mới vô học nghề được chứ không quen họ không cho học đâu”.
Quán ăn là điển hình cho kiểu kinh doanh của người Hoa
Sau thời gian học nghề, tiệm hủ tiếu cá 477 ra đời và phục vụ thực khách đến hôm nay. Hủ tiếu cá ở tiệm có hai loại dai và mềm. Anh Huy giải thích: “Người miền Tây thích ăn sợi hủ tiếu nhỏ, dai còn người Bắc thì lại thích sợi to mềm như bánh phở. Quán phục vụ hai loại để thực khách dễ dàng lựa chọn”.
Hương vị của quán là hương vị truyền thống của người Việt gốc Hoa. “Người Việt ăn món này là những người đã sống với người Hoa lâu rồi. Chứ mình đem cái này đi ra Bắc chắc gì đã bán được. Có người đem món này qua khu người Việt bán thì phải sửa lại cách nêm nếm, còn ở đây mình nấu đúng theo công thức truyền thống”, chủ quán chia sẻ.
Ngoài cá, hủ tiếu có thêm cả tôm
Gọi một tô hủ tiếu cá sợi dai, cảm nhận đầu tiên của tôi là sự thanh đạm. Tô hủ tiếu không bóng dầu, mỡ mà lại ngập sắc xanh của hẹ và rau cải. Cá lóc bông được phi lê thành miếng, sạch xương và dày khoảng 1cm.
Với những người thích hương vị đậm đà thì khi thử nước lèo ở đây sẽ chê nhạt. Nhưng với tôi, nước dùng thanh, nêm nếm vừa phải, khi ăn không bị ngấy. Sợ hủ tiếu dai, thấm gia vị kết hợp với miếng phi lê cá tươi, mềm và ngọt tạo nên một tổng thể hòa hợp và cân đối.
“Nói chung hương vị của quán này ngon hơn những nơi khác một chút. Tôi sống ở Q.5, khu người Hoa lâu rồi nên ăn thấy hợp và thường ghé đây”, cô Kim (ngụ Q.5, TP.HCM) chia sẻ.
Ngoài cá, quán còn có nhiều nguyên liệu khác như tôm, thịt, lòng heo
Bù lỗ vì giá lên
Hủ tiếu cá của quán có giá 37 ngàn/tô. Thắc mắc tại sao tiệm lại lấy giá lẻ như vậy, anh Huy cho biết: “Mấy ngày trước chỉ có 35 ngàn/tô thôi nhưng vì thịt heo và cá lên giá cao quá nên phải tăng giá thêm 2000 đồng. Quán bán bình dân cũng không dám tăng lên nhiều sợ mất khách”.
Anh Huy chia sẻ: “May là tôi buôn bán tại nhà, không phải thuê mặt bằng chứ giờ gánh thêm chi phí đó thì lỗ chắc. Món hủ tiếu này không như phở, công phu nhiều bước từ sơ chế đến chế biến nên cần nhiều người. Quán tôi tất cả là 9 người làm mà chỉ bán trong buổi sáng”.
Ăn hủ tiếu người Hoa mà thiếu rau cải như ăn phở mà không có rau quế, om, ngò gai vậy
Đến khoảng 10 giờ, hầu hết nguyên liệu của quán đã hết. Tôi thắc mắc sao anh không bán buổi chiều để bù lại phần nào chi phí, anh tâm sự: “Làm cái này cực quá, đứng từ sáng tới trưa là oải lắm rồi. Mình muốn nghỉ cũng đâu có nghỉ được, mình nghỉ là nghỉ hết, bệnh cũng phải làm. Cũng vì cực mà nhiều quán hủ tiếu cá của người Hoa trước đây đều đóng cửa hết cả. Những người trẻ bây giờ đi học rồi tìm công việc chứ ít ai muốn tiếp nối truyền thống gia đình”.
Chia sẻ về vị trí của ẩm thực Trung Hoa ở Sài Gòn, anh nói: “Giờ các món ăn của người Hoa có ở nhiều nơi, kể cả món ăn truyền thống lẫn hiện đại. Món ăn của người Hoa khác của người Việt phần nhiều là ở gia vị, cách nêm nếm. Hủ tiếu cá người Hoa là món ăn truyền thống giống như miền Tây có bún mắm và miền Bắc có phở vậy. Nhưng giới trẻ bây giờ họ lại thích những món ăn mới, lạ hơn”.
Để có tô hủ tiếu cá thơm, ngon đến thực khách cần phải trải qua nhiều công đoạn từ sơ đến chế biến
Ngoài hủ tiếu cá, quán còn có bò kho và hoành thánh được lòng thực khách
Trịnh Thanh/thanhnien.vn
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...