Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc được tổ chức thường niên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết. Toàn bộ kinh phí của chương trình được huy động từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp hảo tâm. Ban Tổ chức dự kiến sẽ chuẩn bị khoảng 700 túi quà (mỗi túi quà gồm hai chiếc bánh chưng, một hộp mứt Tết, 5 kg gạo tẻ, 2 kg gạo nếp, một chai dầu ăn, 1kg đường tinh luyện, một chiếc màn tuyn, áo ấm, sách vở, bánh kẹo…).
Chương trình "Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết" luôn nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân
Xuân Kỷ Hợi 2019, Ban Tổ chức dành quà tặng các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân nhiễm chất độc da cam tỉnh Quảng Trị và thành phố Hà Nội; đồng bào dân tộc khó khăn thuộc các xã nghèo thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.
Chương trình gói bánh chưng có sự tham gia của cán bộ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; phật tử chùa Pháp Vân (Hà Nội); 100 công đoàn viên thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, học viên Trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt, nghệ nhân làng nghề truyền thống thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ tham gia chương trình, hướng dẫn kỹ thuật gói bánh.
Kỷ lục năm 2015 đã có hơn 1 vạn lượt người tình nguyện tham gia chương trình
Trước đó, Ban Tổ chức dựng cây nêu ngày Tết - phong tục truyền thống của người Việt Nam để thờ kính thần linh, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn, trừ những điều xấu của năm cũ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người, đón Tết bình an, hạnh phúc với ước mong thành đạt hơn.
Các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu với du khách trong nước, quốc tế về nét văn hóa đặc sắc dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ; bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam; tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; động viên tinh thần phấn khởi, đón mừng Xuân mới với khí thế mới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thông qua các hoạt động đón Tết Kỷ Hợi năm 2019, Ban Tổ chức tái hiện bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu văn hóa dân tộc, quảng bá, giới thiệu về “ngôi nhà chung” Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với bạn bè trong nước và quốc tế./.
Theo TTXVN
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...