Tới dự và cắt băng khai mạc triển lãm có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đặc biệt là sự có mặt của 3 gương mặt tiêu biểu trong số 129 tấm gương tập thể, cá nhân được lựa chọn và tôn vinh trong triển lãm năm nay.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. Ảnh: BTHCM
Triển lãm là hoạt động thiết thực kỉ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019), 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2019) và sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, phát biểu Khai mạc Triển lãm. Ảnh: BTHCM
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đồng chí Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” được tổ chức trong 7 năm liên tiếp là một hoạt động chính trị và văn hóa hết sức có ý nghĩa. Các cuộc triển lãm không chỉ giới thiệu, tôn vinh những tấm gương “người tốt, việc tốt” trên khắp mọi miền đất nước, mà còn góp phần để người xem nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó chúng ta có thể tìm ra cho mình những phương pháp học tập và làm theo Người một cách thiết thực trong mỗi công việc hàng ngày.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đại biểu tham quan Triển lãm. Ảnh: Thành Đạt
Với gần 300 ảnh, tài liệu, Triển lãm giới thiệu tới công chúng những tấm gương tiêu biểu của tập thể và cá nhân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ Công an) tôn vinh, giới thiệu. Mỗi hình ảnh, mỗi bài viết là một câu chuyện cảm động về những tấm gương bình dị đã vượt lên hoàn cảnh, số phận, dám nghĩ, dám làm, dốc lòng, dốc sức vì lợi ích cộng đồng, vì sự bình yên và phồn vinh của đất nước.
Nội dung Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” gồm 02 phần:
Phần thứ nhất: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân ta: Phần này khái quát lại những dấu mốc lịch sử, khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ta phát động ngay sau khi Người qua đời với phong trào thi đua “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đạị!”. Trong phong trào thi đua đó, hàng ngàn tập thể và cá nhân ở khắp mọi miền Tổ quốc đã ra sức thi đua trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần vào việc xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.
Phần thứ hai: Những tấm gương bình dị mà cao quý: Giới thiệu tới công chúng 129 câu chuyện kể về các tổ chức và cá nhân tiêu biểu ở tất cả các ngành, các cấp (56 tập thể và 73 cá nhân), đây là những tấm gương sáng trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực: Xây dựng và phát triển kinh tế, Văn hóa - xã hội và xây dựng Đảng, quốc phòng và an ninh. Những tấm gương bình dị mà cao quý đó là nhân tố góp phần đưa cuộc vận động vào cuộc sống, cổ vũ đông đảo các tầng lớp nhân dân ta cùng nỗ lực cố gắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đại biểu tham quan Triển lãm. Ảnh: Thành Đạt
Nhiều tấm gương tiêu biểu điển hình Trong 129 tấm gương được tôn vinh như Ông Krê Cil, sinh sống tại tổ dân phố Bon Đưng I, thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng ông vẫn tích cực, nhiệt tình trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, làm gương cho con cháu. Ông đã trực tiếp và huy động người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thực hiện công tác cháy rừng tại núi Langbiang. Gần 20 năm đảm nhận công việc bảo vệ rừng, đến nay, ông và người dân trong tổ đã tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng, chữa cháy rừng với tổng diện tích là 30 ha;
Tấm gương bà Trần Thị Kim Thia (Sáu Thia) ở xã Hưng thạnh, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn, hàng ngày mưu sinh với nghề bán vé số làm thuê kiến tiền nuôi bản thân nhưng với mong muốn giúp trẻ em chuẩn bị tâm lý đi học an toàn trong mùa lũ, cứ vào 3 tháng hè hằng năm bà lại mở lớp dạy bơi cho trẻ từ 7 - 15 tuổi, hồ bơi chính là các khúc sông cạn trên địa bàn xã, được bà đem cọc tre cắm dưới sông, dùng lưới bao quanh và sau 15 năm, bà đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em.
Các gương mặt tiêu biểu có mặt trong lễ khai mạc triển lãm chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ảnh: BTHCM
Chị Lê Thị Lụa, bí thư Đảng ủy xã Việt Thành, Yên Bái - Tấm gương nữ bí thư Đảng ủy dám nghĩ, dám làm. Với sự chủ động, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm cùng với việc phát huy trí tuệ tập thể, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, chị đã đưa ra nhiều sáng kiến với cấp ủy, UBND mạnh dạn quy hoạch xã thành 3 vùng phát triển kinh tế tập trung dựa trên thế mạnh của từng vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đến nay, diện tích cây dâu xã là 108 ha, hàng năm thu hơn 22 tỷ đồng từ bán tơ tằm. Qua vận động , cán bộ , đảng viên và nhân dân trong xã đã tự nguyện hiến trên 57.000m2 đất để làm sân thể thao, nhà văn hóa thôn; đóng góp nâng cấp điện chiếu sáng ở 5 trong số 8 thôn, làm mới 11 km đường bê tông ; mở mới 9, 3 km đường ra khu sản xuất…
Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hằng năm, từ năm 2013 đến nay. Các cuộc triển lãm đã góp phần quan trọng vào việc cổ vũ kịp thời những tấm gương “Người tốt, việc tốt” trên khắp mọi miền đất nước, đưa việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thành công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 15/05/2019 đến ngày 20/07/2019 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” còn được tổ chức tại một số đơn vị chi nhánh trong Hệ thống Bảo tàng, Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Phòng Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...