Bức ảnh về vị Phó Tư lệnh Lê Đức Anh cùng Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết – Lộc Ninh. Trung tướng Lê Đức Anh khi đó trực tiếp chỉ huy 1 trong 5 cánh quân của trận quyết chiến
Những kỷ vật về đồng chí Lê Đức Anh
Chiếc ống nhòm này từng được đồng chí Lê Đức Anh dùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Những tư liệu, kỷ vật này đã phần nào khắc họa về một vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ký ức của nhiều người cùng làm việc cùng, Đại tướng Lê Đức Anh còn là một nhà chính trị tầm cỡ nhưng rất gần gũi trong cuộc sống đời thường.
Ông Hoàng Văn Quyết, Nguyên cán bộ Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, cho biết: "Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những tướng lĩnh quân đội hiếm hoi, từng đảm nhận hầu hết các chức vụ, từ Trung đội trưởng đến Bộ trưởng Quốc phòng."
Năm 1992, đồng chí Lê Đức Anh được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước. Trong các chuyến công tác tại địa phương, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh thường tranh thủ gặp gỡ, hỏi han người dân và cán bộ cơ sở để biết rõ tình hình xã hội và cuộc sống của đồng bào.
Nhờ sâu sát cuộc sống người dân, hiểu rõ những mất mát của các mẹ có con đi chiến đấu và hi sinh, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã đưa sáng kiến, thúc đẩy việc cần ra một Pháp lệnh về phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Còn với ông Nguyễn Túc, được gặp gỡ, tiếp xúc với Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông đặc biệt ấn tượng về một vị lãnh đạo giản dị, hết lòng cống hiến cho Tổ quốc.
Đồng chí Lê Đức Anh thăm hỏi động viên người dân
Ông Nguyễn Túc - Nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho biết: “Lúc gian khổ đến khi vinh quang, đồng chí Lê Đức Anh vẫn giữ phẩm chất của người Cộng sản, không có những xáo trộn về lập trường quan điểm cũng như đối xử với đồng đội, đồng chí và các tầng lớp nhân dân.”
Ông Khuất Biên Hòa, Nguyên Trợ lý giúp việc Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, chia sẻ: "Ông sống vô cùng khiêm tốn và giản dị. Giản dị một cách gần như cực đoan, không phải ông cố tình giản dị để được tiếng mà nó như cái chất trong con người, máu thịt trong con người đó."
Nhìn lại 99 năm tuổi đời, 81 năm tuổi Đảng, cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh trải dài suốt các cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20 với nhiều dấu ấn quan trọng.
Đại tướng Lê Đức Anh đã ra đi về cõi vĩnh hằng, nhưng tấm gương sáng về một vị tướng giỏi, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sâu, một cán bộ mẫu mực, khiêm tốn, không bao giờ tư lợi cho riêng mình vẫn luôn sáng mãi.
Vietnam Journey/ TTXVN
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...