Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố Đà Nẵng, tất cả những người rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đến Đà Nẵng, kể cả người Đà Nẵng sống, làm việc, học tập tại 2 địa phương này khi đến đây, từ ngày 5/4 sẽ phải cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung. Thời gian cách ly là 14 ngày kể từ ngày rời Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Mức thu phí ăn, sinh hoạt thực hiện theo các quy định hiện hành, theo chi phí của cơ sở cách ly tập trung.
Hiện có những ý kiến khác nhau về cách làm này. Có ý kiến còn băn khoăn về quy định thu phí cách ly. Ông Phạm Nguyên Vũ, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho rằng, qui định này có những khó khăn cho người Đà Nẵng khi có việc phải đi ra Hà Nội hoặc vào thành phố Hồ Chí Minh trở về lại. Ông Vũ đề nghị thành phố Đà Nẵng cần xem xét, hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp, tạo thuận tiện cho người dân khi ra khỏi địa bàn trở về lại thành phố này.
Đà Nẵng chọn khách sạn Sam Grand, đường Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà làm khu vực cách ly có thu phí
“Có một số vấn đề chúng tôi còn băn khoăn, đề nghị có những hướng dẫn, cụ thể chi tiết, đảm bảo tính pháp lý. Còn nếu chúng ta áp dụng một cách cơ học, máy móc thì tôi nghĩ rằng sẽ có những bất tiện. Có những trường hợp đột xuất, đi công tác, có việc gia đình phải về quê muốn trở lại phải cách ly thì cũng ảnh hưởng đến công việc và gia đình, đề nghị có điều chỉnh.”
Hiện nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình người từ nơi có dịch đến thành phố này, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Hỗ, ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho biết, trước mắt, số người mắc bệnh còn ít, có thể nhà nước bao cấp, chi trả toàn bộ cho người cách ly. Tuy nhiên hiện nay, thành phố tổ chức thu phí là hợp lý. Đối với công dân ở Đà Nẵng đi làm ăn, công tác ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố khuyến cáo họ tiếp tục ở lại nơi đó thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội.
Ông Nguyễn Văn Hỗ đề nghị: “Tôi ủng hộ việc thu phí cách ly để đảm bảo ngân sách thành phố, đồng thời hạn chế người dân ở các vùng có dịch đến Đà Nẵng để đảm bảo chúng ta thắng được dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.”
Đồng tình với chủ trương thu phí cách ly đối với những người từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng, ông Trần Mạnh Tân, quê ở Hà Nội, hiện có gia đình sống và làm việc tại Đà Nẵng cho biết, vì công việc nên ông đã về Hà Nội hơn nửa tháng qua. Nay muốn trở lại Đà Nẵng để thăm vợ, con nhưng vì thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng nên ông chưa thể trở lại. Ông Trần Mạnh Tân chưa muốn về lại Đà Nẵng lúc này để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
“Bản thân tôi là ở Đà Nẵng đi làm ăn xa, bây giờ muốn về nhà thăm vợ con nhỏ. Nhưng theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng là “ai ở đâu thì ở yên ở đó” tránh lây lan dịch bệnh, chúng tôi sẵn sàng hoãn kế hoạch về thăm nhà. Trong trường hợp cần phải về chúng tôi chấp nhận cách ly có trả phí để có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm với cộng đồng vì thành phố còn phải lo chính sách đảm bảo an sinh xã hội khác nữa.”
Bác sỹ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, trước mắt thành phố chuẩn bị 2 điểm cách ly có thu phí tại một đơn vị trên đường Nguyễn Chánh, quận Liên Chiểu và một điểm trên đường Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà.
Việc thu phí cách ly đối với người từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng thực hiện theo chủ trương dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, ngày đầu tiên triển khai thu phí cách ly, Đà Nẵng chưa đón trường hợp nào từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến buộc phải cách ly có thu phí.
“Hiện nay, có 2 nơi tiếp nhận là ở đường Nguyễn Chánh do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố phụ trách, với một chỗ tại số 7, đường Phạm Văn Đồng. Số lượng người đến cũng không có, vì họ nghe tin họ không đến.” – bà Kim Yến cho biết.
Đình Thiệu/ VOV Miền Trung
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...