Nằm giữa vùng đồng quê dọc sông Nhuệ (cách trung tâm Hà Nội 40km), làng Cựu quả là gây ấn tượng ngay với du khách bởi những ngôi biệt thự kiểu Pháp rêu phong. Đình làng ngõ xóm thì vẫn là phong cách Việt, nhưng đa số nhà cửa đều có thiết kế cầu kỳ theo kiến trúc phương Tây và tất cả đều có tuổi đời gần trăm năm. Ngôi làng cổ khiêm nhường này đã chứng kiến bao đổi thay của địa lý và thời cuộc.
Một cổng nhà rêu phong còn sót lại
Chuyện kể rằng khu đất làng ngày trước chỉ là một những đụn đất của bờ đê sông Nhuệ, sau đó những người tản cư đến và dần dần an cư lạc nghiệp. Thời điểm đó cách đây ít nhất cũng chừng 500 năm, theo lời của bác bảo vệ đình làng Cựu mà tôi có dịp trò chuyện. Nhờ bác coi xe hộ, tôi lững thững cuốc bộ vào làng thăm thú.
Hai bên đường làng là những ngôi nhà như đến từ quá khứ
Cảm giác đầu tiên của tôi về nơi này là sự yên bình đến lạ thường. Đến đây, người ta dễ dàng chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ đầu tiên của làng. Những cánh cổng nhà xưa cũ quay ra mặt đường đều không quá cao, cũng không quá thấp. Hoa văn, họa tiết trên đó cũng không quá tây mà cũng không hẳn là của người Việt. Đó là thứ kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Gô-tích Pháp và Việt cổ và tất cả những sự pha trộn ấy hiển hiện rõ rệt nửa lạ, nửa quen khiến nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục.
Những bức tường bong tróc, nhuốm màu thời gian
Đi một vòng quanh làng, người ta rất khó để tìm ra một ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nếu có thì đó chỉ là sự cải tạo lại cho phù hợp với nhu cầu của chủ nhà, nhưng vẫn giữ được kiến trúc kết hợp giữa cổ kính và hiện đại. Đâu đó, trong làng còn chút huyên náo từ một vài cửa hàng đồ may mặc, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sự tĩnh mịch của nơi này. Cùng sự tĩnh lặng của ngôi làng, những bức tường gạch bong tróc, rơi rụng lại càng làm cho cảnh vật trở nên nhuốm màu quá khứ.
Dù có nhiều biệt thự xây kiểu Pháp xưa nhưng làng Cựu vẫn đậm chất Á đông với những ngõ xóm quanh co, uốn lượn
Thế nhưng điểm thú vị nhất của những ngôi làng lại nằm ở những ngã rẽ, những con ngõ nhỏ. Dường như người ta phải nín thở mỗi khi bước vào những con ngõ như thế, sợ một tiếng thở mạnh sẽ làm lay động bầu không khí như đang ngủ yên hàng trăm năm nay. Những bức tường rêu cứ thế hiện lên, những hoa văn, họa tiết kết hợp Đông Tây, những cánh cổng gỗ nhìn qua tưởng như ọp ẹp, tất cả tạo nên sự thú vị và kỳ bí. Những người hoài cổ chắc hẳn sẽ phải thích mê nơi này.
Theo laodongthudo.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...