Cụ thể, việc tự ý xây dựng, tu bổ xảy ra tại chùa Đồng Quang (quận Đống Đa), chùa Khúc Thủy (huyện Thanh Oai), chùa Lâm So (huyện Quốc Oai), đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), chùa Thiên Trù – Hương Tích (huyện Mỹ Đức), đình Lương Xá (huyện Ứng Hòa), chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai)...
Ngoài lý do đội ngũ cán bộ quản lý di tích còn mỏng, chuyên môn chưa đáp ứng kịp thời thì những người trông coi di sản chưa ý thức cao trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản. Một số làng, xã có tư tưởng “tiền của dân thì dân tự làm” nên tồn tại việc tự ý phá dỡ để tu sửa và xây mới làm hư hại, thay đổi di tích.
Bên cạnh đó, nhiều di tích còn tồn tại hiện tượng tự ý tu sửa, sơn thếp tượng, hiện vật, đồ thờ; đưa các loại vật liệu xây dựng, tiếp nhận công đức các hiện vật, bày đặt vị trí không phù hợp với di tích. Một mặt, công tác vệ sinh môi trường, bao sái hiện vật, đồ thờ chưa được quan tâm; bài trí hiện vật, đồ thờ còn lộn xộn; khu nội tự không đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp; còn hiện tượng gắn đá khắc tên người công đức trên tường...
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện có 5.922 di tích, gồm 2.435 di tích xếp hạng các cấp (di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích xếp hạng quốc gia, di tích xếp hạng thành phố) và 3.486 di tích chưa xếp hạng.
Tuy vậy, có tới 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn tu sửa, trong đó 448 di tích xuống cấp và 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm. Một số di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ nhưng địa phương chưa quan tâm thỏa đáng, chưa kịp thời chủ động ứng vốn, cân đối vốn, kêu gọi xã hội hóa để đầu tư chống xuống cấp như đình Cổ Chế, đình Thần Quy (huyện Phú Xuyên).
Tại các quận nội thành, còn không ít các di tích cho người nhà vào ở, cho mượn mặt bằng, công trình để bán hàng quán mất mỹ quan, gây tình trạng bị lấn chiếm đất, không gian và gây khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Cụ thể là chùa Miễu, chùa Thanh Nhàn (quận Đống Đa).
Trước thực trạng này, ngành Văn hóa Hà Nội phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân nơi có di tích hiểu rõ ý nghĩa, giá trị di tích lịch sử - văn hóa để người dân thấy được trách nhiệm và quyền lợi trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Các cấp tăng cường công tác quản lý đối với các di tích, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đến di tích.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng, phê duyệt các đề án, kế hoạch đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư, vận động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư để bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Đinh Thuận/ TTXVN
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...