Tại phiên họp thứ 30 Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Thành phố Hà Nội ngày 6/4, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung khẳng định, biện pháp Thủ tướng Chính phủ đề ra hiện nay là giãn cách xã hội, cách ly tại nhà là tối ưu. Nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn TP rất cao, nhưng Hà Nội đang triển khai phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên “nếu không chuẩn bị tốt thì trong thời gian tới nếu dịch bệnh bùng phát lên thì chúng ta rất dễ thất bại”.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp phòng chống Covid-19.
Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu các quận, huyện… phải tổ chức tốt công tác cách ly xã hội cho đến ngày 15/4 vì đây là một trong những biện pháp quyết định việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo ông Chung, tình hình dịch bệnh ở thành phố ngoài ổ dịch ban đầu giai đoạn 2 (phố Trúc Bạch), từ 6/3 đến nay mới tròn 1 tháng, Hà Nội hiện là địa phương có số ca nhiễm cộng đồng nhiều nhất cả nước và có những ca nhiễm lây lan ở cộng đồng không xác định được F0 như ca nhiễm 237.
Từ những nguy cơ trên, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu cần tiếp tục làm tốt công tác cách ly xã hội, đặc biệt trong hệ thống các cơ quan hội họp, đi lại phải thực hiện nghiêm túc. Việc rửa tay, mang khẩu trang… phải trở thành thói quen của công chức, viên chức và tuyên truyền để trở thành thói quen với người dân bởi dịch không phải là đến ngày 15/4 là hết mà có thể trở nên lâu dài. Theo các nhà dịch tễ học nhận định, dịch chưa biết thời gian kết thúc, chưa biết có thể theo mùa hay không và rất có thể trở thành dịch thường xuyên hàng năm.
Chủ tịch thành phố nêu rõ, hiện nay phải triển khai ngay các giải pháp để giảm gánh nặng cho ngành y tế để có thời gian chuẩn bị tốt để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chuẩn bị hàng hóa, trang thiết bị vật tư thiết yếu. Các đơn vị phải khẩn trương, tỉ mỉ, nắm chắc, dự báo được thực trạng dịch để đề ra biện pháp hiệu quả nhất.
Chủ tịch thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì cùng các quận huyên đôn đốc các bệnh viện rà soát lại tất cả các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh bởi khả năng dịch bệnh có thể kéo dài và gây đứt khúc các chuỗi cung ứng về các sản phẩm hoạt động cho ngành y. Sở Y tế cần tổ chức các gói đấu thầu tập trung vật tư tiêu hao chống dịch và Thành phố sẽ bố trí vốn để thực hiện ngay trong tháng 4.
Nói về thói quen làm việc theo quy trình, suy nghĩ, trông đợi vào sự trợ giúp nhưng trong dịch bệnh không cho phép lề mê, chần chừ mà phải hành động khẩn trương, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung nói rõ: “Nếu không chuẩn bị tốt, không quản lý được, sẽ dẫn đến tăng giá trang thiết bị y tế dẫn đến áp lực cho bảo hiểm y tế và cho người dân, ảnh hưởng đến những người yếu thế trong xã hội không có thu nhập sẽ dễ rơi vào vòng xoáy liên tục bị tác động, không thể thoát ra”.
Về việc cách ly, ông Nguyễn Đức Chung đặc biệt lưu ý "ổ dịch" Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiềm tàng nguy cơ lớn, cần rà soát, cách ly ngay tất cả các trường hợp liên quan. "Hiện nay Hà Nội có hơn 20.000 người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ 10 đến 25/3. Từ trường hợp bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 mới đây ở huyện Mê Linh có đến khám ở Bạch Mai và 23 ngày sau mới phát bệnh… có lẽ phải xem xét kéo dài thời gian cách ly chứ không dừng lại ở 14 ngày. Trước mắt phải yêu cầu những người này ở thêm 14 ngày nữa”, ông Chung nói. Vì vậy, tất cả các trường hợp cách ly tập trung trở về địa phường. Đề nghị các phường phải có thêm một quyết định cách ly 14 ngày nữa.
Chủ tịch UBND TP cho rằng, bài học về công tác xét nghiệm cũng rất quan trọng. Tất cả trường hợp F1 sau khi xét nghiệm 1-2 ngày phải tiến hành cách ly và sau đó 7-8 ngày phải xét nghiệm lại. Thời gian tới số lượng test nhận đủ sẽ tiến hành rộng hơn.
“Tất cả trường hợp như ở Viện huyết học và Truyền máu có tiếp xúc với bệnh nhân người Thụy điển ngày 31/3 và 1/4; lấy mẫu xét nghiệm ngày 3/4 thì tôi nghĩ chưa có giá trị gì, cách ly nghiêm túc. Sau đó 5-7 ngày thì lấy mẫu xét nghiệm lại, chứ hiện xét nghiệm âm tính chưa phải mừng đâu”, ông Chung nói.
Về việc triển khai test nhanh Covid -19 trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP cho biết, các bộ kit này do các nhà khoa học của Hàn Quốc chế tạo ra, 121 nước trên thế giới đăng ký mua của Hàn Quốc. 300.000 bộ test nhanh này do Tập đoàn Vingroup tài trợ cho Bộ Y tế, Bộ cấp cho Hà Nội. Việc test nhanh để kiểm tra xem có nguồn lây lan nào mới hay không để chủ động phòng ngừa.
“Trong lúc này chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ khẩn trương, quyết đoán; dựa trên cơ sở căn cứ khoa học để chúng ta quyết định; thực thi đúng các quy chế, chế tài của pháp luật không được chần chừ để mất đi cơ hội”, ông Chung nhấn mạnh./.
Theo VOV.VN
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...