Lễ hội nhằm giới thiệu nét độc đáo, đặc sắc của ẩm thực chay Huế; tôn vinh các nghệ nhân, đầu bếp, tập thể và những người hết mình cống hiến cho sự phát triển bền vững văn hóa ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực chay.
Diễn ra trong ba ngày (17 - 19/5), Lễ hội ẩm thực chay Huế 2019 thu hút 40 gian hàng, gồm các gian hàng ẩm thực và gian hàng giới thiệu sản phẩm ẩm thực chay từ các khách sạn có thương hiệu, các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ hội còn có sự tham gia của một số chùa, doanh nghiệp đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam và một số doanh nghiệp tỉnh Savanakhet - Lào, tỉnh Mục Đa Hán - Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc).
Lễ hội hướng đến xây dựng Đề án "Huế - Kinh đô ẩm thực" đến năm 2025, tầm nhìn 2030 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thông qua lễ hội, tỉnh Thừa Thiên - Huế hướng đến việc kết hợp với các vùng miền trong cả nước và khu vực xây dựng chương trình hành động trao đổi nghiệp vụ chế biến món ăn truyền thống, trao đổi hợp tác lực lượng lao động chuyên nghiệp, ký kết cung cấp xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thực phẩm nhằm phong phú hóa sản phẩm ẩm thực của các bên để thu hút, phục vụ khách du lịch.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên - Huế cho biết, từ xưa đến nay, ẩm thực chay xứ Huế ít nơi nào trên cả nước có được. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý - Trần. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Huế trở thành thủ phủ của Phật giáo. Tục ăn chay bắt đầu phổ biến ở Huế trong cả tầng lớp từ dân dã đến quý tộc lúc bấy giờ. Hiện nay, ghé thăm Huế vào những dịp lễ, đến các ngôi chùa ở đây, du khách sẽ được thưởng thức cỗ chay mà nhà chùa thường làm để đãi Phật tử bốn phương. Mâm cỗ chay rất đơn giản chỉ gồm tương, muối, rau, dưa… đều là những sản vật do các vãi cùng những Phật tử trồng ngay trong vườn chùa. Mỗi món chay đều thể hiện được sự tài tình và khéo léo đến lạ kỳ của người dân nơi đây. Sự thanh tao, tinh tế của người Huế vì thế thể hiện rất rõ trong văn hóa ẩm thực chay.
Người Huế không chỉ ăn chay vào ngày rằm, ngày mồng một hay ngày lễ, mà ăn chay như một thói quen thường nhật. Họ định ngày ăn chay trong tháng gọi là trai kỳ; ăn chay hai ngày rằm, ngày ba mươi gọi là nhị trai; ăn chay bốn ngày gọi là tứ trai. Hầu hết phụ nữ Huế đều biết nấu món chay và những món chay giả mặn. Mâm cỗ chay thanh đạm cũng là cách để người Huế bày tỏ sự chân tình, quý mến với bạn bè đến chơi nhà. Dường như, Huế là nơi duy nhất có nét văn hóa độc đáo này. Thậm chí, mâm cỗ cúng của các gia đình Phật tử cũng phải có vài ba món chay để dâng lên tổ tiên, ngay cả những người không theo đạo Phật, không hay đi chùa nhưng vẫn có thói quen này...
Quốc Việt/ baotintuc.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...