Ngày 16/4, khóa họp của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 206 tại Paris, Pháp đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất do các quốc gia đề cử.
Tại khóa họp này, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An vào năm 2020 cùng với 48 hồ sơ khác trong tổng số 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử đã được thông qua.
Các hồ sơ trên được đề cử theo tiêu chí do tổ chức UNESCO đề ra. Các hồ sơ này phải phù hợp với lý tưởng và sứ mệnh của tổ chức UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin truyền thông, góp phần thúc đẩy hòa bình, đối thoại văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đồng thời mỗi sự kiện, nhân vật đề cử phải có tầm ảnh hưởng rộng rãi, được biết đến cả ở bên ngoài quốc gia đề cử.
Chu Văn An, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ảnh: vanmieu.gov.vn
Chu Văn An (1292 - 1370) được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội.
Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay mà UNESCO đã đúc kết, đề xuất: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người.
UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015).
Việc UNESCO thông qua hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An lần này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn hóa, giáo dục của Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu bình đẳng trong giáo dục cho tất cả mọi người và tinh thần học tập suốt đời mà UNESCO đang thúc đẩy.
Theo quy định của UNESCO, kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 40 diễn ra vào tháng 11 tới sẽ chính thức ra Nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất của thế giới.
Đoàn Việt Nam do ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam dẫn đầu, đã tham dự các hoạt động quan trọng trong khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO từ ngày 3 - 17/4.
Hồng Điệp, theo baotintuc.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...