Gốm Chu Đậu nức tiếng gần xa bởi những đặc trưng rất riêng về màu sắc, hoa văn, đúng với câu “Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng.
Gốm Chu Đậu là một trong những dòng gốm cổ của Việt Nam, được phát triển từ thế kỷ XI-XII. Sau khi bị thất truyền vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thì tới năm 1986 di tích Chu Đậu được khai quật, phát hiện nhiều hiện vật gốm cổ cùng hơn 100 đáy lò dưới lòng đất. Gốm Chu Đậu đã trải qua một hành trình dài hàng trăm năm để cuối cùng đã được phát hiện và hồi sinh.
Một sản phẩm gốm Chu Đậu.
Phương pháp chế tạo gốm Chu Đậu cổ đã đạt trình độ rất cao, tạo hình bằng bàn xoay, dùng khuôn, lắp ghép. Đất sét làm ra gốm Chu Đậu được khai thác ở một nơi đặc biệt tại Chí Linh, Hải Dương. Đất sét ở đây có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng sáng.
Đất sét trong sản phẩm gốm Chu Đậu được lấy ở Chí Linh.
Gốm Chu Ðậu là gốm men trắng, hoa lam, hoa văn, họa tiết thuần Việt in đậm dấu ấn trên mình những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Người thợ xưa đã phản ánh khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống dân giã của người Việt qua các họa tiết trang trí trên các sản phẩm gốm Chu Đậu.
Họa tiết hoa trên sản phẩm gốm Chu Đậu.
Gốm Chu Đậu đa dạng về mẫu mã.
Hiện nay, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới. Ở đâu gốm Chu Đậu cũng được yêu thích.
Bài: Lương Trang - Ảnh: Minh Chánh