Tin tức

An Giang: Tháo gỡ “nút thắt” hạ tầng du lịch

13:40 - 19/01/2020
An Giang là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhất so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, do hạn chế về hạ tầng, dịch vụ, nhất là hạ tầng giao thông giữa các điểm đến chưa được đầu tư đồng bộ, nên việc phát triển du lịch chưa được như kỳ vọng. Đây cũng chính là “nút thắt” cần tháo gỡ để du lịch An Giang khai thác hết thế mạnh vốn có.

Khi nói đến du lịch An Giang, người ta thường nghĩ ngay đến một địa phương vừa có đồng bằng, vừa có núi, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo; đặc biệt là vùng 7 núi với cảnh quan thiên nhiên gắn liền với những truyền thuyết từ lâu đời khiến nơi đây trở thành vùng đất huyền bí… Đây cũng chính là những nét đặc trưng để thu hút du khách đến với An Giang. 

Du khách tham quan khu Di tích Óc Eo 

Ông Đỗ Văn Kiên một du khách đến từ tỉnh Đồng Nai, sau khi đi vãn cảnh tại khu du lịch núi Cấm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến đây, vừa đi vãn cảnh, vừa cầu an luôn; Cầu cho gia đình được mạnh khỏe, cầu một năm buôn bán làm ăn thuận hòa. Chùa ở đây khuôn viên rất rộng rãi và rất là đẹp, đẹp trên cả tuyệt vời. Đến đây tôi đi hết, mỗi cái chùa có một vẻ đẹp riêng, ở đây chùa được trang trí nhiều kiểu đẹp”

Theo thống kê của ngành chức năng, khách du lịch đến với An Giang đều tăng hàng năm. Nếu năm 2010 có 4,5 triệu lượt khách thì năm 2019 có hơn 9 triệu lượt khách đến với An Giang, trong đó có 120 ngàn lượt khách quốc tế, khách lưu trú khoảng 1 triệu lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch chỉ đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.

đua bò 

Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, mặc dù An Giang có những lợi thế như vậy, nhưng đến nay, lượng khách du lịch đến An Giang vẫn còn thấp, quy mô nhỏ, rời rạc, thời gian lưu lại ngắn ngày và không đều; số lượng khách du lịch hàng năm tăng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng...

Nguyên nhân chính vẫn là hạ tầng du lịch còn yếu kém; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách; các sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu và mang tính thời vụ; giao thông kết nối giữa các điểm đến và ra khu vực còn hạn chế… 

Bà Nguyễn Thị Trinh, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn nhận định, đây chính là “nút thắt” lớn nhất không chỉ kìm hãm phát triển du lịch, mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

“Để có bước đột phá, phát triển hơn nữa, An Giang cần cải thiện hơn về dịch vụ, phong cách phục vụ, cơ sở vật chất… Để làm sao du khách đến đây không chỉ hành hương, mà còn phải sử dụng những dịch vụ của mình. Thay vì họ đến một ngày rồi về thì mình có thể làm để họ dùng thêm được dịch vụ như nhà trọ, nhà hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng tâm linh, khu vui chơi giải trí… để người ta dùng được các sản phẩm của mình thì du lịch sẽ phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao,” bà Trinh nhấn mạnh.

Khách tham quan Chùa Bà Chúa Xứ

Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, ngành du lịch An Giang đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đặc biệt, hạ tầng giao thông các tuyến đường chính đến các khu, điểm du lịch đã và đang được tỉnh đầu tư như: đường tránh Quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn; tỉnh lộ 941 đi Tri Tôn... 

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư lớn của các doanh nghiệp như: Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Trà Sư với quy mô 38,48 ha, vốn đầu tư đăng ký 748 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch Núi Sam với quy mô 9,5 ha, vốn đầu tư đăng ký 486 tỷ đồng; Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch TP. Châu Đốc quy mô 87,92 ha, vốn đầu tư đăng ký 2.408 tỷ đồng... Ngoài ra, còn các dự án về dịch vụ du lịch như: tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và shophouse Long Xuyên; khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng sinh thái...

“Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2018, An Giang đã có 13 nhà đầu tư đến để đăng ký vào các dự án ở lĩnh vực du lịch. Hy vọng trong thời gian tới là sẽ cải thiện được cái hạ tầng để đáp ưng phát triển du lịch. Năm 2020 sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình ở từng khu, điểm du lịch; Bên cạnh đó chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư lớn để đầu tư cho hạ tầng du lịch An Giang, đây là khâu mà tỉnh cần xác định phải làm, bởi vì phát triển du lịch khó có thể sử dụng ngân sách nhà nước, mà phải đòi hỏi phải có xã hội hóa,” ông Nguyễn Khánh Hiệp chia sẻ.

Khu lưu niệm Bác Tôn 

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, du lịch là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Để đạt được mục tiêu này, An Giang sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm sớm hoàn thiện hạ tầng du lịch; nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông để tạo thành tuyến du lịch liên hoàn phục vụ phát triển du lịch.

Ngoài việc nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông, tạo cơ chế chính sách thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách; Đồng thời, xác định những sản phẩm du lịch trụ cột để đầu tư phát triển. 

Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: “Du lịch An Giang có 4  trụ cột. Trụ cột thứ nhất là du lịch tâm linh; Thứ hai là du lịch nghỉ dưỡng; Thứ 3 là du lịch sinh thái gắn liền với văn hóa lịch sử; và thứ tư là du lịch theo dòng. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai theo 4 trụ cột này, để đầu tư phát triển; làm thế nào để du lịch An Giang phát triển bền vững hơn, chất lượng hơn, chất lượng hơn. Đây xây dựng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ đó góp vào sự phát triển kinh tế của An Giang.”

Có thể nói, du lịch An Giang như “Viên ngọc thô” chưa được mài giũa. Việc An Giang xác định hạ tầng du lịch đang là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển du lịch của địa phương, đồng thời có những giải pháp tháo gỡ sẽ sớm đưa du lịch An Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Phan Ánh/ VOV ĐBSCL


Tin tức liên quan

An Giang: Háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò Bảy Núi” vùng đồng bào Khmer
An Giang: Háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò Bảy Núi” vùng đồng bào Khmer

13/09/2022

Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...

An Giang: Tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh
An Giang: Tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh

08/08/2022

Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...

An Giang: Khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022
An Giang: Khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022

21/04/2022

Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...

Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới

20/10/2021

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...

An Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê
An Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

07/09/2021

Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...

An Giang: Khu du lịch quốc gia Núi Sam tạm ngừng đón khách do dịch Covid-19
An Giang: Khu du lịch quốc gia Núi Sam tạm ngừng đón khách do dịch Covid-19

09/05/2021

Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Chỉ tổ chức phần lễ
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Chỉ tổ chức phần lễ

07/05/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...

An Giang: Lên kế hoạch đón hơn 1.000 học sinh từ Campuchia về Việt Nam nhập học
An Giang: Lên kế hoạch đón hơn 1.000 học sinh từ Campuchia về Việt Nam nhập học

27/08/2020

Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...

Du lịch ĐBSCL: “Đổi mới sản phẩm du lịch – Xây dựng điểm đến an toàn”
Du lịch ĐBSCL: “Đổi mới sản phẩm du lịch – Xây dựng điểm đến an toàn”

20/06/2020

Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...

ĐBSCL nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau dịch bệnh Covid-19
ĐBSCL nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau dịch bệnh Covid-19

20/06/2020

Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...

An Giang: Nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly tập trung đã ra trình diện
An Giang: Nam thanh niên trốn khỏi khu cách ly tập trung đã ra trình diện

14/05/2020

Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...

An Giang: Các điểm du lịch trên địa bàn đón khách trở lại
An Giang: Các điểm du lịch trên địa bàn đón khách trở lại

28/04/2020

Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...

Tỉnh thành An Giang

An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hàng thứ 6 Việt Nam.

Điểm đến An Giang Xem thêm

Rừng tràm Trà Sư
Trà Sư (An Giang) mang một cảnh sắc yên bình của miền sông nước. Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha.
Chùa Tây An
Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa là phong cách kiến trúc Ấn Độ kết hợp với kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam.
Di tích đồi Tức Dụp
Tức Dụp không chỉ là địa danh lưu giữ biết bao dấu ấn lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của An...
Miếu Bà Chúa Xứ
Là địa danh linh thiêng gắn liền với mảnh đất An Giang, miếu Bà Chúa Xứ luôn có tên trong danh sách những điểm đến không thể bỏ...
Những ngôi chùa độc, lạ
Dù không phải là những công trình đồ sộ, hoành tráng, nguy nga nhưng những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút...
Mê mẩn với ngôi chùa miền Tây lên ảnh lung linh như ở Nhật Bản
Phước Lâm Tự (người dân quen gọi Chùa Lầu) tọa lạc tại Tịnh Biên, An Giang, đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến...
Điểm check-in mới ở An Giang như ô cửa máy bay khổng lồ
Từ biểu tượng chữ Tri Tôn, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng ruộng bên dưới.
Có một 'cổng trời thời gian' không thể bỏ lỡ ở An Giang
Giữa mênh mang đất trời An Giang, chiếc 'cổng trời thời gian' với những đường nét hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế, nằm...
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời Nguyễn, nơi yên...

Ẩm thực An Giang Xem thêm

Đặc sản 'bò leo núi' lạ miệng, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở An Giang
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lâu dần, "bò leo núi" trở thành đặc sản của vùng đất Tân Châu, An Giang và hấp dẫn...
Tung lò mò: Món ăn độc đáo từ… ruột bò
Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc - An...
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị...
4 món ăn độc đáo ở Long Xuyên
Những món ăn mang dấu ấn riêng miền sông nước mà du khách có thể thử khi đến thành phố Long Xuyên.
Độc đáo các món ăn đặc sản rừng
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng...
Bên nồi cháo trắng
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày...
Về miền Tây thưởng thức mắm Châu Đốc
Trong văn hóa ẩm thực của người dân Châu Đốc (An Giang) nói riêng và nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ nói chung, mắm là món ăn...
Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer
Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu....
Hấp dẫn bún nước kèn
Với sự phối hợp tinh tế từ hương vị đặc trưng của cà ri, tươi ngọt của cá đồng, béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món bún nước...

Trải nghiệm An Giang Xem thêm

Trà Sư - Mượt mà mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên (An Giang) là một trong những khu rừng tràm đẹp nhất miền Tây từ lâu đã...
Một ngày ở làng Chăm Châu Giang
Nếu bạn đã từng đắm say với những trang viết của Khaled Hosseini, hay tò mò về những quốc gia Hồi giáo, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé...
Khách du xuân rừng tràm Trà Sư, check-in cầu tre dài nhất Việt Nam
Rời xa phố thị đông đúc, khách du xuân đã tìm đến rừng tràm Trà Sư để thỏa sức đắm mình vào thiên nhiên xanh mát, với hương tràm...
Đi chợ trên "nóc nhà" miền Tây
Nhiều năm qua, một chợ nhỏ nằm đỉnh núi Cấm (An Giang) đã tạo nên một nét văn hóa giao thương độc đáo. Những sản vật địa phương...
Kiệt tác giữa rừng
Dưới góc nhìn của hàng chục ngàn du khách, qua từng khung hình “check-in” của nhiều người, cầu tre vạn bước xuyên rừng đã trở nên...
Mê mẩn cây cầu tre xuyên rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Ngày 15/1, Sở NN&PTNT tổ chức Lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục: Rừng Tràm Trà Sư đẹp & nổi tiếng nhất Việt Nam và cây...
An Giang đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín
Những ngày đầu tháng 12, An Giang đang bắt đầu bước vào mùa gặt lúa. Ghé vùng Bảy Núi - An Giang thời điểm này, du khách không...
Một ngày ở rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Để ngắm nhìn nét đẹp hiền hòa và độc đáo của miền Tây vào mùa nước nổi thì rừng tràm Trà Sư là sự lựa chọn lý tưởng
Trải nghiệm du lịch marathon vùng Bảy Núi
Trong khi Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức thành công nhiều cuộc chạy marathon thì Bảy Núi với điều kiện tự nhiên, cảnh...

Tin tức An Giang Xem thêm

An Giang: Háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò Bảy Núi” vùng đồng bào Khmer
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer địa...
An Giang: Tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao, Du lịch chào...
An Giang: Khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền...
Đưa Khu di tích Óc Eo - Ba Thê vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo...
An Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban...
An Giang: Khu du lịch quốc gia Núi Sam tạm ngừng đón khách do dịch Covid-19
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình hình dịch Covid-19...
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Chỉ tổ chức phần lễ
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Lễ hội tâm linh...
An Giang: Lên kế hoạch đón hơn 1.000 học sinh từ Campuchia về Việt Nam nhập học
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các trường trong tỉnh An...
Du lịch ĐBSCL: “Đổi mới sản phẩm du lịch – Xây dựng điểm đến an toàn”
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực hiện mục tiêu kép là...

Khách sạn An Giang Xem thêm

Victoria Núi Sam Lodge: Địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ở An Giang
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, Victoria Núi Sam lodge đã trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng được nhiều du khách lựa chọn...