Khi nói đến du lịch An Giang, người ta thường nghĩ ngay đến một địa phương vừa có đồng bằng, vừa có núi, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo; đặc biệt là vùng 7 núi với cảnh quan thiên nhiên gắn liền với những truyền thuyết từ lâu đời khiến nơi đây trở thành vùng đất huyền bí… Đây cũng chính là những nét đặc trưng để thu hút du khách đến với An Giang.
Du khách tham quan khu Di tích Óc Eo
Ông Đỗ Văn Kiên một du khách đến từ tỉnh Đồng Nai, sau khi đi vãn cảnh tại khu du lịch núi Cấm chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến đây, vừa đi vãn cảnh, vừa cầu an luôn; Cầu cho gia đình được mạnh khỏe, cầu một năm buôn bán làm ăn thuận hòa. Chùa ở đây khuôn viên rất rộng rãi và rất là đẹp, đẹp trên cả tuyệt vời. Đến đây tôi đi hết, mỗi cái chùa có một vẻ đẹp riêng, ở đây chùa được trang trí nhiều kiểu đẹp”
Theo thống kê của ngành chức năng, khách du lịch đến với An Giang đều tăng hàng năm. Nếu năm 2010 có 4,5 triệu lượt khách thì năm 2019 có hơn 9 triệu lượt khách đến với An Giang, trong đó có 120 ngàn lượt khách quốc tế, khách lưu trú khoảng 1 triệu lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch chỉ đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.
đua bò
Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, mặc dù An Giang có những lợi thế như vậy, nhưng đến nay, lượng khách du lịch đến An Giang vẫn còn thấp, quy mô nhỏ, rời rạc, thời gian lưu lại ngắn ngày và không đều; số lượng khách du lịch hàng năm tăng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng...
Nguyên nhân chính vẫn là hạ tầng du lịch còn yếu kém; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách; các sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu và mang tính thời vụ; giao thông kết nối giữa các điểm đến và ra khu vực còn hạn chế…
Bà Nguyễn Thị Trinh, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn nhận định, đây chính là “nút thắt” lớn nhất không chỉ kìm hãm phát triển du lịch, mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
“Để có bước đột phá, phát triển hơn nữa, An Giang cần cải thiện hơn về dịch vụ, phong cách phục vụ, cơ sở vật chất… Để làm sao du khách đến đây không chỉ hành hương, mà còn phải sử dụng những dịch vụ của mình. Thay vì họ đến một ngày rồi về thì mình có thể làm để họ dùng thêm được dịch vụ như nhà trọ, nhà hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng tâm linh, khu vui chơi giải trí… để người ta dùng được các sản phẩm của mình thì du lịch sẽ phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao,” bà Trinh nhấn mạnh.
Khách tham quan Chùa Bà Chúa Xứ
Ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, ngành du lịch An Giang đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đặc biệt, hạ tầng giao thông các tuyến đường chính đến các khu, điểm du lịch đã và đang được tỉnh đầu tư như: đường tránh Quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn; tỉnh lộ 941 đi Tri Tôn...
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư lớn của các doanh nghiệp như: Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Trà Sư với quy mô 38,48 ha, vốn đầu tư đăng ký 748 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch Núi Sam với quy mô 9,5 ha, vốn đầu tư đăng ký 486 tỷ đồng; Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch TP. Châu Đốc quy mô 87,92 ha, vốn đầu tư đăng ký 2.408 tỷ đồng... Ngoài ra, còn các dự án về dịch vụ du lịch như: tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và shophouse Long Xuyên; khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng sinh thái...
“Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2018, An Giang đã có 13 nhà đầu tư đến để đăng ký vào các dự án ở lĩnh vực du lịch. Hy vọng trong thời gian tới là sẽ cải thiện được cái hạ tầng để đáp ưng phát triển du lịch. Năm 2020 sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình ở từng khu, điểm du lịch; Bên cạnh đó chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư lớn để đầu tư cho hạ tầng du lịch An Giang, đây là khâu mà tỉnh cần xác định phải làm, bởi vì phát triển du lịch khó có thể sử dụng ngân sách nhà nước, mà phải đòi hỏi phải có xã hội hóa,” ông Nguyễn Khánh Hiệp chia sẻ.
Khu lưu niệm Bác Tôn
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, du lịch là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Để đạt được mục tiêu này, An Giang sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm sớm hoàn thiện hạ tầng du lịch; nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông để tạo thành tuyến du lịch liên hoàn phục vụ phát triển du lịch.
Ngoài việc nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông, tạo cơ chế chính sách thông thoáng để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách; Đồng thời, xác định những sản phẩm du lịch trụ cột để đầu tư phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: “Du lịch An Giang có 4 trụ cột. Trụ cột thứ nhất là du lịch tâm linh; Thứ hai là du lịch nghỉ dưỡng; Thứ 3 là du lịch sinh thái gắn liền với văn hóa lịch sử; và thứ tư là du lịch theo dòng. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai theo 4 trụ cột này, để đầu tư phát triển; làm thế nào để du lịch An Giang phát triển bền vững hơn, chất lượng hơn, chất lượng hơn. Đây xây dựng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, sẽ đó góp vào sự phát triển kinh tế của An Giang.”
Có thể nói, du lịch An Giang như “Viên ngọc thô” chưa được mài giũa. Việc An Giang xác định hạ tầng du lịch đang là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển du lịch của địa phương, đồng thời có những giải pháp tháo gỡ sẽ sớm đưa du lịch An Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phan Ánh/ VOV ĐBSCL
Tỉnh An Giang hiện đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động chào mừng lễ Sen Đôn Ta của...
Thông tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể...
Tối 20/4, tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO...
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang) cho biết, thực...
Chiều ngày 9/5, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, trước tình...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam...
Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam theo học ở các...
Từ những khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, từ nay đến cuối năm, các địa phương vùng ĐBSCL phải thực...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ,...
Sáng nay 14/5, ông Đoàn Bình Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19...
Sau một thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch Covid-19, bắt đầu từ hôm nay (28/4), tất cả các...