Bảo tồn di sản văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh chưa xứng tầm, còn bị buông xuôi về mặt quản lý và thiếu đầu tư cho nguồn nhân lực. Đó là thực trạng được đại biểu phản ánh tại phiên thảo luận tại hội trường, kỳ họp thứ 17 Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh khóa 9.
TPHCM hiện có 15 bảo vật quốc gia được Thủ tướng công nhận và nhiều di tích quý giá khác. Thế nhưng nhiều câu chuyện cho thấy năng lực bảo tồn di tích của thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Phản ánh một thực tế từ Đình Nam Tiến ở Phường 6 – Quận 4, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho biết, gần 30 năm qua, với 5 nhiệm kỳ Chủ tịch phường đã liên tục có kiến nghị Sở Văn hóa và UBND thành phố Hồ Chí Minh có giải pháp về Đình Nam Tiến, nơi đây vốn là nơi thờ sắc phong của vua Minh Mạng nhưng bây giờ chỉ còn là khu đất trống.
Nếu phục dựng lại thì rất khó khăn vì không còn lưu giữ di tích nào. Địa phương đã nhiều lần đề nghị cấp trên cho chủ trương xây dựng thành trường mẫu giáo hoặc nơi vui chơi văn hóa cho nhân dân tại chỗ nhưng không có câu trả lời.
Bà Châu cho rằng đây là một sự lãng phí, nếu thực sự phục dựng thì đảm bảo kiến trúc cũ để mời gọi du khách tham quan và nhân dân thờ phụng. Còn nếu không thực hiện thì chuyển đổi công trình công cộng.
"Đất ở thành phố Hồ Chí Minh mà sử dụng như vậy thì rất lãng phí. Phải có giải pháp thực sự phù hợp với từng địa phương, gắn vào cụ thể. Còn nói tổng quát thì nó chưa sát với tình hình bảo quản, bảo tồn di sản tại thành phố Hồ Chí Minh" - bà Tô Thị Bích Châu cho biết.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố cho rằng, trong thời gian vừa qua thành phố Hồ Chí Minh khá lúng túng trong công tác quản lý di sản, gần như buông xuôi như di sản. Điển hình như di sản của học giả Vương Ngọc Sển, Nguyễn Đình Đầu hay giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê…
Do sự hiểu biết có hạn chế, quản lý chưa vào nề nếp để lại niềm xót xa về cách hành xử đối với báu vật, không chỉ riêng của thành phố mà còn là của quốc gia. Thời gian qua, Ban Tuyên giáo nhận được nhiều đơn kiến nghị lãnh đạo thành phố quan tâm đến đội ngũ làm công tác di sản.
"Ngoài việc cần tham vấn, đưa Hội di sản trở thành một tổ chức Hội cần được lưu dụng để phát huy cho việc bảo tồn kiến trúc, bảo tồn di sản, thì việc xã hội hóa trong vấn đề trùng tu bảo tồn khá cần thiết" - ông Phan Nguyễn Như Khuê nêu rõ.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay các di sản văn hóa, không gian kiến trúc đô thị có phần bị biến dạng, biến mất hoặc đang bị đe dọa trước áp lực về quá trình đô thị hóa, sức ép về tăng dân số, áp lực về quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Việc vận động các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý các công trình, địa điểm trong danh mục lập hồ sơ xếp hạng di tích còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm Ủy ban đã cấp cho Sở khoảng 10 tỷ để mua các hiện vật trên địa bàn cho 7 bảo tàng công lập. Như vậy, về phía Sở, các bảo tàng đã vận động, mời gọi để mua các hiện vật có giá trị cho các bảo tàng. Ngoài ra công tác vận động các tổ chức các cá nhân hiến tặng.
Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã đề xuất đến UBND thành phố Hồ Chí Minh, cần bảo tồn các biệt thự chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, đối với các công trình, địa điểm đang nằm trong danh mục kiểm kê di tích thì khó vận động chủ sở hữu xếp hạng di tích vì các chủ sở hữu sợ bị hạn chế nhiều quyền lợi…
Tại cuộc họp, các đại biểu thông qua dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn Thành phố”. Sáng 9/12, kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục làm việc với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đăng đàn trả lời chất vấn xung quanh vấn đề an ninh trật tự và môi trường./.
Kim Dung/VOV TPHCM
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...