Về sau, người Ê Đê dùng để thổi theo điệu hát Eirei, trong các lễ hội như: Lễ cúng Bến nước, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới, kể cả tang lễ... Tùy vào tính chất của buổi lễ mà người thổi thể hiện âm thanh trầm bổng, cao vút, vọng vang khác nhau, thể hiện nét hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.
Kèn đing năm không thể thiếu khi hát eirei của người Ê Đê (ảnh Báo Đắk Lắk)
Đing năm thuộc nhạc cụ thổi hơi của người Ê Đê. “Năm” theo tiếng Ê Đê có nghĩa là 6, “đinh” là ống. Đing năm gồm 6 ống nứa ngắn, dài khác nhau, xếp thành 2 bè, mỗi bè 3 ống. Trên 6 thân ống nứa khoét các lỗ cao thấp để tạo thành âm thanh.
Một đầu các ống nứa có mắt bịt kín, đầu kia cắm xuyên qua vỏ trái bầu khô (cuống trái bầu là đầu thổi), mối nối giữa đầu các ống nứa với vỏ quà bầu được hàn kín bởi sáp ong ruồi, phần xuyên qua để lộ 6 đầu ống. Thân các ống nứa có lỗ thoát âm và lỗ để điều chỉnh âm thanh, khi thổi, người tư bấm ngón tay, kết hợp hơi thổi ra, phát thành các âm thanh theo các nốt nhạc cơ bản như: đồ - rê - mi- fa- sol - la…
Kèn đing năm của Ê Đê được thổi theo làn điệu (độc tấu) hoặc đàn ông thổi đệm cho người đàn bà hát điệu hát Eirei. Nó được dùng trong các tiết mục đón khách quý tại các lễ hội hay trong các tang lễ, ma chay. Lúc kèn cất lên cũng là lúc một điệu kèn đing năm mới được sáng tạo mô tả đúng tâm trạng của người thổi lúc đó, không cần phải theo một khuôn bài hát có sẵn.
Nghệ nhân Ama Wôn, buôn Kmrơng A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ama Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đing năm được sử dụng trong nhiều buổi lễ khác nhau, nhưng nếu như hát Eirei mà không có người thổi đing năm thì sẽ không hay, không cuốn hút. "Ngày xưa, thổi đing năm trong rẫy có điệu khác nhau, không thổi đing năm trong nhà, chỉ được thổi trong đám tang, trong lễ rước kpan, rước trống (hgơr)…" nghệ nhân Ama Wôn kể thêm.
Nghệ nhân Ama H'Loan ở Buôn Ma Thuột chế tác kèn Đing năm (ảnh Báo Đắk Lắk)
Sự ra đời đing năm của người Ê Đê khá thú vị. Bà con kể lại rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng hiếm muộn con cái. Một lần đi rẫy, người vợ uống nước trong hang đá. Đến mùa rẫy sau chị sinh được 6 người con gồm 3 trai, 3 gái rất xinh đẹp. Càng lớn lên, chúng càng giống nhau như đúc, rất khó phân biệt. Người cha vào rừng chặt 6 ống nứa dài, ngắn khác nhau rồi trao cho mỗi đứa con để nhận biết. Người con trai út rất thông minh và khéo tay. Chàng lấy sáu ống nứa đẽo gọt các ống nứa thành 6 chiếc kèn, thổi nghe rất vui tai. Rồi một ngày, cha mẹ đột ngột qua đời, 6 anh chị em mang các ống kèn ra thổi để tỏ lòng tiếc thương cha mẹ. Thấy mỗi người thổi một ống quá bất tiện, người con trai út lại lấy một quả bầu khô rồi gắn cả sáu ống kèn vào, thổi lên khúc nhạc réo rắt, buồn thương tiễn đưa cha mẹ về với thế giới ông bà. Từ đó chiếc kèn được mọi người sử dụng và lan truyền khắp các buôn làng Ê Đê, gọi là đing năm.
Aê Đức ở Buôn Ako Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ama Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đing năm của người Ê Đê ngày xưa thường dùng trong đám ma, gia đình có chuyện buồn. Khi nương rẫy, nếu thổi đing năm chứng tỏ tâm trạng của người đó không vui. "Từ ngày xưa đing năm được thổi ở rẫy, khi làm cỏ, khi gặt lúa, trong đám tang đều được thổi. Hiện nay được thổi tự do, nhà nước cũng tuyên truyền đê lưu giữ đing năm. Ngày xưa chỉ được thổi trong nhà khi có đám tang, còn ngày nay người Êđê còn mở ti vi đang thổi đing năm, hát Eirei, không cấm kỵ nữa”.
Đing năm là nhạc cụ khá độc đáo của người Ê Đê nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một, vì những người biết chế tác và thổi đing năm đang ít dần. Cùng với bảo tồn di sản không gian văn hóa cồng chiêng thì việc phục dựng các lễ hội, nghi lễ xưa của đồng bào Tây Nguyên là rất cần thiết. Vì qua đó, sẽ tạo cơ hội cho các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê được thể hiện, đặc biệt là khi hát điệu dân ca eirei sẽ không thiếu được tiếng kèn đing năm.
Zawut/VOV Tây Nguyên
Lễ hội Đêm trắng Ban Mê sẽ được tổ chức tại Đắk Lắk với sự tham gia của hoa hậu H’Hen Niê trong vai trò đại...
Sau một thời gian dài phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại, du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk đã...
Sau thời gian tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tối 14/5, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn...
Sáng 22/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt...
Ngày 1/5 tới đây, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk sẽ phối hợp với nhạc...
Sáng 19/4, Bảo tàng Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề Hồn tre Tây Nguyên với nhiều hoạt động trải nghiệm...
Chiều 4/1, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có công văn số 01/TB-UBND về việc áp dụng một số biện...
Chiều 27/12, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp với các doanh nghiệp du lịch để trao...
Ngày 20/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk...
Sáng 15/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và tổ chức Động vật Châu Á đã tổ chức lễ ký kết...
Sáng 21/4, nhằm ngày 10/3 âm lịch, tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở...
Những bông hoa cà phê bung nở trắng xóa trên nương rẫy tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, báo...