Quang cảnh hội thảo du lịch nông nghiệp vào sáng 11-7
Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh có các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái, hoa kiểng... với tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 4,93% /năm. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 540.000 ha, sản lượng lúa 3,3 triệu tấn đứng hàng thứ 3 so với cả nước.
Ngoài ra, tỉnh có hơn 29.120 ha trồng cây ăn trái, sản lượng trên 200.000 tấn/năm; 600ha hoa kiểng, trong đó làng hoa Sa Đéc có lịch sử trên 300 năm với hơn 3.000 loài hoa kiểng khác nhau...
Trong vài năm gần đây, Đồng Tháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung xây dựng nền nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với văn hóa bản địa để phát triển du lịch nông nghiệp, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.
Du khách trải nghiệm thú vị ở Vườn quốc gia Tràm Chim
Tại tỉnh đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch mang lại hiệu quả như: Vườn cây ăn trái gắn du lịch ở huyện Lai Vung, với 9 điểm tham quan vườn quýt hồng và cam xoàn, thời gian qua đón hơn 75.000 lượt khách, tổng thu khoảng 24 tỷ đồng.
Khu Đồng Sen Tháp Mười, hiện có 7 hộ dân khai thác loại hình du lịch trải nghiệm, mỗi tháng đón trên 10.000 lượt khách; Làng du lịch Tân Thuận Đông (TP Cao Lãnh), sau 2 năm thực hiện đã đón khoảng 25.000 lượt khách, trong đó có khoảng 3.000 khách quốc tế.
Làng hoa Sa Đéc có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam với những khu vườn kiểu mẫu và hàng trăm loài hoa đẹp, lạ... Năm 2018, lượng khách đến TP Sa Đéc đạt 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 40.786 lượt.
Du khách tham quan mô hình trồng hoa và rau màu
Ông Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Tháp nhận định: “Du lịch cộng đồng, nông nghiệp tại Đồng Tháp mới hình thành và phát triển trong những năm gần đây, nhưng đã góp phần làm đa dạng hóa, phong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của quê hương, con người, văn hóa đất sen hồng.
Do đó, tỉnh tập trung lấy nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm nền tảng để xây dựng và phát triển du lịch nông nghiệp gắn với cộng đồng. Hiện nay nhu cầu khách du lịch đến trải nghiệm ở các khu nông trại, trang trại, vườn cây ăn trái… gắn với tìm hiểu các giá trị văn hoá ngày một tăng. Vì vậy, cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian tới”.
Du khách thích thú khi được tự tay hái dưa lê ở Nông trại sinh thái Ecofarm Thanh Bình - Đồng Tháp
Thạc sĩ Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt cho rằng: “Trên thế giới loại hình du lịch nông nghiệp ngày càng phổ biến. Trong khi vùng ĐBSCL có thế mạnh về nông nghiệp nên cần đầu tư phát triển loại hình này. Qua khảo sát cho thấy, du khách nước ngoài đến ĐBSCL chủ yếu đi thăm nhà vườn, ruộng lúa và lưu trú trong nhà dân (homestay). Đây là lượng khách đến ĐBSCL đều đặn hàng năm, họ đang là một trong những nguồn khách hàng chính của vùng này.
Để tiếp tục thu hút khách quốc tế, thì Đồng Tháp và các tỉnh khác cần phát triển nhiều hoạt động đa dạng mà khách cần, như chèo xuồng đi đánh bắt cá, hái rau, xem đồng lúa, vuông tôm, sân chim; tham gia thu hoạch lúa, cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm; tham gia các cuộc thi của cư dân vùng nông nghiệp như đua bò, đua trâu, chèo thuyền, bắt vịt… Vấn đề là cần nâng chất lượng du lịch nông nghiệp, tạo thành điểm đến của những kỳ nghỉ vùng quê hấp dẫn”.
Những món ăn đồng quê nhưng hấp dẫn du khách
Các chuyên gia nhìn nhận, du lịch nông nghiệp ở Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL có phát triển, khách đến ngày càng tăng... Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp còn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ, sản phẩm còn đơn sơ, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách du lịch… Phần lớn nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, mặc dù đã được hỗ trợ đào tạo các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phục vụ khách, nhưng sự chuyển biến còn hạn chế nên hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp. Đây là những vấn đề cần nhanh chóng cải thiện.
Đồng Tháp đang tập trung phát triển du lịch nông nghiệp, thân thiện với môi trường
Theo ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, các ngành chức năng, đơn vị, nông dân… cần kiên trì trong phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Phải từng bước làm thay đổi tư duy trong cách nghĩ, cách làm của nông dân, dần dần mới mang lại hiêu quả lâu bền. Làm du lịch nông nghiệp không chỉ vì kinh tế, mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào… khi giới thiệu với du khách về sản phẩm địa phương, về văn hóa, sự thân thiện của người dân nông thôn…
Tối 19/5, tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã chính thức khai mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022,...
Lễ hội Sen Đồng Tháp lần I với chủ đề “Sen ngày mới” dự kiến diễn ra từ ngày 19 - 21/5, tại thành phố Cao...
Ngày 22/11, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối...
Sau thời gian dài phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, hiện tại nhiều khu,...
Ngày 5/11, tại Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị liên kết du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp trong...
Ngày 22/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký quyết định về việc áp dụng...
Nhắc đến Hội quán nông dân, người ta biết ngay đến vùng đất Sen hồng Đồng Tháp vì chỉ có Đồng Tháp mới có mô...
Sắc vàng rực rỡ trên những chậu cúc mâm xôi cùng hoạt động hối hả của người nông dân khiến du khách cảm thấy...
Thời điểm này, người trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị đưa ra thị...
Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp 2021, chiều ngày 22/1, tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã...
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa xác nhận kỷ lục cho tác giả Trần Anh Điền với mô hình bó hoa kết từ các chậu cúc...
Năm nay, người trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc dự kiến đưa ra thị trường khoảng 3 triệu giỏ hoa kiểng thuộc hàng...