Vesak 2019 - Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tâm linh ấn tượng
Sau 2 ngày chính thức diễn ra với chuỗi các sự kiện liên tục, gồm 5 Diễn đàn thu hút 359 bài tham luận của lãnh đạo Phật giáo thế giới, quan chức cấp cao, các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, các cuộc triển lãm tư liệu và hình ảnh, hiện vật về lịch sử Phật giáo..., các nghi lễ tâm linh, sáng 14/5, Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2019 đã bế mạc tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế Tam Chúc (tỉnh Hà Nam).
Trước khi diễn ra lễ bế mạc, tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế trên mặt hồ Tam Chúc đã diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật hoành tráng.
Không khí chào đón đại biểu trước Lễ bế mạcChương trình biểu diễn nghệ thuật trên hồ Tam Chúc
Chương trình biểu diễn nghệ thuật bế mạc trong Hội trường Trung tâm Phật giáoTrống hội bế mạc đại lễ
Vesak 2019 - Kỳ đại lễ thành công viên mãn
Dự Lễ bế mạc có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam Trương Hòa Bình, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch sáng lập ICDV, Hòa thượng, GS.TS Phra Bhammapundit - Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc.... cùng chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN, lãnh đạo một số nước và các đại biểu tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Phra Brahmapundit - Chủ tịch sáng lập Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak LHQ và các vị đại biểu tại lễ bế mạc
Sự hiện diện của 1.650 đại biểu quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng chục nghìn đại biểu, Phật tử trong nước... và đặc biệt là sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao các nước tại lễ khai mạc, như: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Myanmar Win Myint, Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli, Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu, Chủ tịch Thượng viện Bhutan Tashi Dorji, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Armida Salsiah Alisjahbana... đã khẳng định thành công của Vesak 2019, đưa Vesak 2019 trở thành kỳ Đại lễ thành công nhất từ trước đến nay.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ủy ban Quốc gia Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019 đọc diễn văn bế mạc
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, đại lễ năm nay đã thành công viên mãn. Qua đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn tăng tình hữu nghị, đoàn kết với Giáo hội Phật giáo các quốc gia trên thế giới.
Phát biểu tại Lễ bế mạc Vesak 2019, Hòa thượng, Giáo sư, Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc gửi lời cảm ơn đến Việt Nam, nước chủ nhà đã tổ chức thành công kỳ Đại lễ năm nay.
Hòa thượng, Giáo sư, Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc
Phát biểu tại lễ bế mạc Đại lễ Vesak 2019, Hòa thượng, Giáo sư, Tiến sĩ Brahmapundit - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc - khẳng định "Vesak lần này đã thật sự thành công lớn".
"Chúng tôi đã có một khoảng thời gian rất tuyệt vời bên nhau nhờ vào lòng mến khách và sự rộng lượng của Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân dân Việt Nam", Hòa thượng, Giáo sư Brahmapundit bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể nhân dân Việt Nam .
Ông hi vọng, sau Đại lễ Vesak 2019 rất thành công này, các đại biểu từ khắp thế giới sau đó sẽ tiếp tục liên hệ với nhau, ngồi lại với nhau để cùng thực hiện những dự án với mục đích sẻ chia, lên kế hoạch hành động để thực hiện thông điệp về hòa bình trong Tuyên bố Hà Nam.
Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên hợp quốc cũng mong muốn được quay trở lại Việt Nam trong lần tổ chức Vesak tiếp theo.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ bế mạc
Vesak 2019 - Kết nối bạn bè khắp thế giới
Phát biểu tại Lễ bế mạc Vesak 2019, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho biết, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã trở thành ngày hội văn hóa chan hòa tinh thần đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hòa bình, đoàn kết, yêu thương trên nền tảng giáo lý của Đức Phật, bậc minh triết được Liên hợp quốc suy tôn và nhân loại ngưỡng mộ.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định sự thành công của Việt Nam khi là nước chủ nhà của Vesak 2019, và bày tỏ niềm vui mừng với tư cách là lãnh đạo của nước chủ nhà khi những tinh hoa của tinh thần Phật giáo đã kết nối bạn bè khắp thế giới về Tam Chúc, tỉnh Hà Nam của Việt Nam.
Ông bày tỏ mong muốn Tuyên bố Vesak 2019 - Tuyên bố Hà Nam với sự đóng góp tích cực hiệu quả của Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung, cùng những tư tưởng tốt đẹp của Đại lễ Vesak 2019 sẽ được phát huy mạnh mẽ trong đời sống xã hội để góp phần vào xây dựng một tương lai tươi sáng của xã hội, cùng xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc.
Vesak 2019 - Hướng tới những hoạt động mang tính toàn cầu
Lễ bế mạc đã thông qua Tuyên bố chung Hà Nam. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS thông qua Tuyên bố Hà Nam. Sau đó, Thượng tọa,TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV tuyên đọc nội dung Tuyên bố.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS thông qua Tuyên bố Hà Nam
Các đại biểu đều có chung một hy vọng, các nội dung trong tuyên bố sẽ giúp gắn kết cộng đồng phật giáo trên toàn thế giới, hướng đến một mục tiêu chung, góp phần xây dựng xã hội bền vững, thế giới an lạc hòa bình.
Các cam kết trong Tuyên bố Vesak 2019 - Tuyên bố Hà Nam: 1. Đảm nhận vai trò ngày càng tích cực, ở địa phương và trên toàn cầu; chia sẻ trách nhiệm mạnh mẽ hơn nữa với xã hội nhằm ủng hộ, xây dựng, duy trì và phát triển các xã hội bền vững trong bối cảnh khủng hoảng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng sâu sắc và phức tạp. 2. Tiếp sức sống với khái niệm "Phật giáo nhập thế" bằng cách hướng tới các hoạt động mang tính toàn cầu và tham gia tích cực hơn vào các tổ chức quốc tế. 3. Phê chuẩn cách tiếp cận của Phật giáo như mô hình toàn mãn nhằm đạt được lý tưởng hòa bình và hiểu rõ các giá trị phổ quát của nhân loại. 4. Thể hiện sự đồng tâm với các triết lý Phật giáo nhằm khám phá các đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong việc theo đuổi giáo pháp của Đức Phật như sự hướng dẫn tinh thần cho nền quản trị toàn cầu. 5. Nhận diện khuôn khổ của hành động quốc tế dựa trên Phật giáo là giải pháp khả thi cho sự thịnh vượng, phát triển và tiến bộ của nhân loại trong tinh thần duyên sinh. 6. Thừa nhận sự vĩ đại của Phật giáo trong thời hiện đại. |
Vietnam Journey/BTC
Sáng nay 12/2, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức...
Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 271 ca mắc Covid-19, trong đó chưa có trường hợp bệnh nhân nào tử vong...
Tính đến 16h00, ngày 16/4/2020, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch...
CDC Hà Nam thông báo, 193 trường hợp được xác định tiếp xúc gần với bệnh nhân 251 đã cho kết quả âm tính lần...
Đến 6h sáng 8/4, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, BN 251 tại Hà Nam được xác...
Trong tháng 2/2020, lượng khách đến các khu, điểm du lịch của Hà Nam đạt 368.500 lượt khách, giảm 11.500 lượt...
Tối 11/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực...
Với mong muốn thúc đẩy ngành du lịch của địa phương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam xác định cần đẩy mạnh xây dựng kết...
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...
Bắt đầu từ 9h sáng ngày 30/5, Bến tàu thủy Tam Chúc chính thức đi vào hoạt động, phục vụ du khách tham quan...
Với những thành công rực rỡ sau Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019, tỉnh Hà Nam có thể học hỏi Ninh Bình, đẩy...
Sáng nay, tại Tam Chúc, Hà Nam diễn ra lễ bế mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019. Với các hội thảo chuyên đề...