Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên Nguyễn Tuấn Cường đánh cồng chiêng khai mạc Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2019. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Trong không gian linh thiêng của các di tích, các hoạt động văn hóa cộng đồng được khắc họa đậm nét, tái hiện khung cảnh tấp nập "trên bến dưới thuyền" của Phố Hiến xưa.
Chương trình Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến bảo đảm hài hòa giữa phần lễ và phần hội qua các hoạt động dân gian mang nội dung phong phú, hấp dẫn.
Phần lễ gồm lễ dâng hương và lễ khai mạc được tổ chức trang nghiêm cùng với nghi thức tế lễ, rước kiệu, múa rồng nhằm khôi phục các giá trị truyền thống và hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.
Phần hội được thể hiện sôi động dưới các hình thức dân gian như biểu diễn nghệ thuật, thi cầu kiều, kéo co, hát ả đào, hát xẩm, trống quân, ca trù, hát chèo, chọi gà, triển lãm sinh vật cảnh...
Toàn bộ các nghi thức của lễ hội đều được diễn ra tại khu vực xung quanh Hồ Bán Nguyệt, trung tâm quần thể di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng buổi lễ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Đến với Lễ hội, du khách còn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa vốn là điểm nhấn trong du lịch Phố Hiến.
Điển hình như Văn miếu Xích Đằng, nơi tôn vinh truyền thống hiếu học của người dân Hưng Yên; chùa Chuông - mang kiến trúc độc đáo cùng với cảnh quan mê đắm lòng người được mệnh danh “Chùa Chuông đẹp nhất danh lam”; hồ Bán Nguyệt thơ mộng - dấu tích còn lại của thương cảng Phố Hiến thời hưng thịnh...
Trong không gian linh thiêng của các di tích, các hoạt động văn hóa cộng đồng được khắc họa đậm nét, tái hiện khung cảnh tấp nập "trên bến dưới thuyền" của Phố Hiến xưa.
Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến được tổ chức nhằm khai thác, phát huy giá trị của các di tích, góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của những dấu tích cổ xưa trên đất Phố Hiến.
Tại Lễ hội, các tinh hoa văn hóa được chắt lọc, thể hiện đầy đủ sự tinh túy, đặc sắc của văn hóa trên vùng đất Tiểu Tràng An xưa.
Đây cũng là dịp để thành phố Hưng Yên quảng bá tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
Lương Anh, theo vietnamplus.vn
Chiều 27/11, chương trình "Sắc màu du lịch Hưng Yên" do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, đã khai mạc tại khu vực...
Với mục tiêu gia tăng các tiện ích thanh toán cho khách hàng, từ ngày 26/02/2020, Vietcombank chính thức...
Năm nay thuận lợi cho việc trồng hoa nên giá thành không biến động nhiều, người dân làng hoa Xuân Quan (Hưng...
Làng hoa ven sông Hồng (xã Xuân Quan, H.Văn Giang, Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc hoa và cây cảnh phục vụ...
Nhiều đại gia sẵn sàng bỏ ra gần tỷ đồng để sở hữu loại hoa giấy ngũ sắc được nhập từ Thái Lan về chơi...
Làm thế nào để khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch, tìm chỗ đứng cho Hưng Yên trong vị trí bản đồ du...
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ...
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...
Xác định quảng bá, xúc tiến du lịch là khâu quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, góp phần tích cực...
Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở là hiện vật gốc độc bản, là pho tượng Phật có số lượng tay...
Tối 10/4, tại thành phố Hưng Yên, Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2019 đã được khai mạc trong không khí...
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/3 (10-12/2 âm lịch) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm 2019...