Văn hóa

Bàn Cờ - Căn cứ địa của lòng dân Sài Gòn

15:15 - 27/04/2020
Những năm tháng chống Mỹ cứu nước, ngay trong lòng Sài Gòn có một địa danh được xem là căn cứ địa cách mạng - đó chính là khu Bàn Cờ.

Khu này trước đây rất rộng lớn gồm cả khu Bàn Cờ và Vườn Chuối. Toàn vùng được nối liên hoàn từ nhà này sang nhà khác, rồi nối với các khu như những ô bàn cờ. Dân ở đây đa số là lao động nghèo, buôn gánh bán bưng, nhưng lại là nơi có đông đồng bào tích cực tham gia hoạt động, vừa là chỗ dựa cho phong trào, vừa là cơ sở nuôi giấu, bảo vệ cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Chợ Bàn Cờ, quận 3 

Nơi xuất phát các cuộc biểu tình chống Mỹ và tay sai 

Bà Từ Thanh Mỹ, nguyên là cán bộ Trí vận Sài Gòn, sống ở khu vực Bàn Cờ, quận 3 từ những năm 60 nên lịch sử đấu tranh của dân Bàn Cờ bà như thuộc lòng. Hồi đó, các phong trào đấu tranh, những cuộc biểu tình, tuần hành của sinh viên, học sinh, người lao động ở Sài Gòn đều xuất phát từ vùng Bàn Cờ. “Hồi đó Trần Văn Hương cho quân đội cảnh sát đàn áp tại Bàn Cờ, học sinh Lê Văn Ngọc 16 tuổi bị bắn chết. Ngày 25/11/1964 Tổng đoàn học sinh Sài Gòn tổ chức lễ an táng và tuần hành biểu tình. Xuất phát từ viện Hóa Đạo, đoàn biểu tình đi qua đường Hiền Vương, đi ngang Bàn Cờ này đã huy động lực lượng phụ huynh học sinh, những người buôn gánh bán bưng đi theo đoàn biểu tình lên cầu Bông, đến Lê Văn Duyệt. Đoàn biểu tình đó lên đến mười ngàn người”.

Dưới vỏ bọc là học sinh tú tài trường Huỳnh Khương Ninh, bà Từ Thanh Mỹ lúc ấy vừa đi học, vừa tham gia in ấn, phát hành bí mật các tờ báo “Tri thức mới”, “Quyết Thắng” rồi “Sài Gòn vùng lên” để cung cấp tin tức cho các cơ sở cách mang và đồng bào về tình hình chính trị của đô thị Sài Gòn... Nơi bà ở trọ và hoạt động là ngôi nhà số 51/10/12, Cao Thắng. Phía trước ngôi nhà là tiệm may của bà Lê Thị Ba (vợ liệt sĩ Đoàn Văn Bơ). Việc lấy tin, in ấn báo ngay trong lòng địch rất khó khăn và vô cùng nguy hiểm, thế nhưng nhờ sự đùm bọc, chở che của bà con ở khu Bàn Cờ mà tổ Trí vận của bà Mỹ hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn.

Xuất hiện địa chỉ đỏ 51/10/14 Cao Thắng 

Xung quanh khu vực bà Mỹ ở trọ có đủ mọi thành phần. Nguyên dãy nhà 51/10 gồm các nhà từ 12 đến 16, 18, 20... Nhiều gia đình có người làm cho chính quyền Sài Gòn biết nhà của bà Trần Thị Ngọc Sương, ở số 51/10/14, Cao Thắng, Quận 3 là cơ sở cách mạng (Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam bộ), nhưng họ không đi tố giác mà còn âm thầm ủng hộ, che giấu. Chính vì vậy những cán bộ cách mạng như chị Lê Thị Riêng và nhiều người khác nương náu ở đây đều không bị lộ. Nhiều lần họ còn cứu nguy cho các vụ rải truyền đơn của bà Đoàn Lê Phong (con liệt sĩ Đoàn Văn Bơ) - đội viên của đội võ trang tuyên truyền thuộc Ban Tuyên Huấn của Khu ủy khu Sài Gòn - Gia Định. 

Hẻm 51/10 

Di tích lịch sử cấp quốc gia Cơ sở Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam bộ 

Bà Trần Thị Ngọc Sương kể: “Nhiều người lạ đến (cán bộ cách mạng) nhưng các gia đình ở lại rất thân tình và tìm cách bảo vệ. Phía trước có một gia đình bà giáo là người di cư có con làm ở tòa tên Hoàng cùng bảo vệ mọi người. Sát bên có nhà bà Tám làm ở thư viện, nhưng chồng làm ở bộ nội vụ cũng bảo vệ mình”.

Chính bà Ngô Bá Thành của Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống cũng sử dụng căn nhà 51/10/14 Cao Thắng của gia đình bá Sương làm nơi liên lạc của Hội. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, đây cũng là một trong những điểm tựa của bộ phận Thành Đoàn. Thời điểm đó, lực lượng võ trang của Ban Phụ vận đã dùng chiếc Honda của bà Trần Thị Ngọc Sương chuyển vũ khí để chuẩn bị cho chiến dịch. Sau Mậu Thân 1968, năm khẩu súng K54 cùng với nhiều truyền đơn, tài liệu của chị em trong lực lượng võ trang được bà Sương cất giấu dưới một hầm nhỏ bí mật trong nhà do bà và em trai đào, cho nên dù bị địch nghi ngờ dùng máy rà vũ khí dò tìm nhưng vẫn không phát hiện được.

Bàn Cờ - Căn cứ của nhân dân trong lòng địch

Hồi đó, sinh viên, học sinh hay cán bộ cách mạng bị địch vây bắt, cứ chạy vào khu Bàn Cờ là thoát. Ở đây đường hẻm từng ô như bàn cờ, chằng chịt, vào thì được, nhưng ra thì không biết lối. Vì vậy Bàn Cờ được xem như một căn cứ của lòng dân trong vùng địch. Địa danh này đã đi vào lòng người dân Sài Gòn và đồng bào Nam bộ qua ca khúc “Người mẹ Bàn Cờ”. Chính tác giả bài thơ ấy là nhà thơ Nguyễn Kim Ngân, lúc đó là sinh viên Đại học Văn Khoa Sài Gòn, đã cùng bạn bè tham gia biểu tình chống chiến tranh xâm lược. Và cũng nhờ những người mẹ, người chị, người em ở Bàn Cờ chở che, nhận là con cháu, là chồng mà ông và bạn bè đã thoát  khỏi sự truy bắt của địch.

Chợ Vườn Chuối 

Khi nhắc đến địa danh Bàn Cờ, ông Nguyễn Trọng Xuất, Tổng thư ký Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến của TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Phạm vi của Bàn Cờ hồi đó nó là Vườn Chuối lẫn Bàn Cờ . Vì lúc đó ngày xưa toàn những nhà thấp tự phát của những người công nhân lao động tự phát trong khu vực chưa được phân lô rồi dựng nhà lên lên mà ở. Sống nheo nhóc ở trong này là những người lao động. Nhưng đồng thời những người lao động đó là chỗ dựa, chỗ bảo vệ những lực lượng  cách mạng”.

Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng, ở Sài Gòn không có các căn cứ rừng, núi, nhưng lại có căn cứ nhân tâm như Bàn Cờ, bao bọc cho những người hoạt động cách mạng mà địch không làm gì được.

Những căn cứ nhân tâm ấy cùng sự nổi dậy của các lực lượng yêu nước ngay trong lòng Sài Gòn - Chợ Lớn, phối hợp với các mũi tiến công chủ lực của quân giải phóng đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vào ngày 30/4/1975 lich sử./.

Cao Thoa - Hà Khánh/VOV TPHCM

Tỉnh thành Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là thành phố năng động, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất Việt Nam.

Điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà là kiệt tác kiến trúc Pháp hàng trăm năm tuổi giữa lòng Sài Gòn.
Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược
Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược nằm trong khuôn viên khu di tích Địa đạo Củ Chi, là nơi thu hút rất đông du khách.
Đền Mariamman
TP. Hồ Chí Minh có một ngôi đền Ấn Độ đặc biệt, đã có tuổi đời hàng trăm năm.
Dinh Độc lập
Dinh Độc lập là một trong những di tích lịch sử quan trọng của TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Bưu điện trung tâm TP. Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của thành phố.
Chợ Bến Thành
Ngoài Chợ Lớn, Chợ Bến Thành cũng là một trong những ngôi chợ biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam vào thế kỷ 20.
Hồ Bán Nguyệt - Cầu Ánh Sao
Hồ Bán Nguyệt – Cầu Ánh Sao ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh, từ lâu đã là địa điểm check-in được rất nhiều bạn trẻ và du khách yêu...
Những điểm du xuân lý tưởng ở TP. Hồ Chí Minh
Xuân Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, và ở TP. Hồ Chí Minh có những địa điểm du xuân không thể không đến.

Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Quán sữa đậu nành bạc hà có tuổi thọ hơn 40 năm, từng bán hơn 1.000 ly/đêm
Trước khi dịch diễn ra, chủ quán từng bán hơn 1.000 ly mỗi ngày, thậm chí có những đêm còn "cháy hàng".
Gỏi cuốn nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn: Khách xếp hàng dài ngoài cửa sổ để chờ mua
Giá chỉ 6.000 đồng/chiếc cuốn gỏi, đây có lẽ là điểm cộng khiến thực khách Sài Gòn rất lưu luyến với gánh gỏi cuốn Lê Văn...
Tạp chí Anh gợi ý ăn bánh xèo ở TP.HCM
Tạp chí Rough Guides chuyên về du lịch của Anh đã đưa ra danh sách những món ăn nên thử khi có dịp đến Việt Nam.
Vịt Sài Gòn có mấy món và ngon thế nào mà người dân lại 'sủng ái' đến vậy?
Độ dai mềm, ngọt thơm tự nhiên của loại gia cầm này đã được người dân nơi đây tận dụng trong nhiều món ăn hấp dẫn.
Sài Gòn có đồ ăn vặt từ mấy loại quả bình dân thôi mà ngon lắm
Một trong những đặc sản của ẩm thực đường phố Sài Gòn chính là những chiếc bánh chiên giòn giòn từ các loại trái, củ bình...
Ẩm thực đường phố Sài Gòn
Năm 2019, Tạp chí CEOWORLD (Mỹ) đã xếp thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 4 trong danh sách 50 thành phố có ẩm thực đường phố ấn...
'Quán chè ma' hơn 80 năm tuổi ở TP.HCM
Tồn tại 83 năm, tiệm chè Châu Giang nằm trên đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) là điểm đến yêu thích của nhiều thế hệ Sài...
Quán hủ tiếu 60 năm truyền qua 3 đời ở đất Sài Gòn
Không cửa hiệu to đẹp, không vị trí đắc địa, nhưng tiệm hủ tiếu mì Nguyên Lợi vẫn đủ sức níu chân thực khách bằng công thức gia...
5 địa chỉ ăn sáng lâu đời ở TP.HCM
Nếu đang băn khoăn sáng nay ăn gì, bạn hãy "bỏ túi" 5 địa điểm dưới đây để trải nghiệm.

Trải nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

 Hoa huỳnh liên vàng rực dưới nắng Sài Gòn
Hoa huỳnh liên hay còn gọi là hoàng yến đang nở rộ, khiến các con đường ở Sài Gòn thêm phần rực rỡ, lãng mạn.
Check-in địa điểm đón năm mới ở TP Hồ Chí Minh
Để hòa mình vào không khí sôi động trong thời khắc đón năm mới 2021 ở TP Hồ Chí Minh, bạn có thể ghé những địa điểm hấp dẫn dưới...
Đến biển Cần Giờ ngắm mặt trời lặn
Chỉ cách trung tâm TPHCM khoảng hơn 50km, biển Cần Giờ tuy không có làn nước trong xanh, những bãi cát trắng mịn hay những hàng...
TPHCM: Độc đáo quán cà phê "Uống cà phê, trả tiền bằng sách"
"Uống cà phê trả tiền bằng sách” là hoạt động đang diễn ra tại quán cà phê "Sài Gòn năm xưa” ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh vào...
“Cà phê Biệt động” - Những trang sử sống động
Nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư, tháng có kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam- Thống nhất đất nước, nhiều người lại đến 3 quán “Cà...
Ngắm trọn cảnh sông Sài Gòn với buýt sông
Nếu đến TP HCM vào cuối tuần mà bạn chưa có kế hoạch gì đặc biệt hay muốn đổi gió, thì hãy trải nghiệm buýt sông. Đi buýt sông...
Quán cafe màu hồng như “giấc mộng thiếu nữ” giữa lòng Sài Gòn
Nằm trong 1 con đường nhỏ giữa lòng Sài Gòn tấp nập, quán cafe màu hồng đầy hoa như một giấc mộng thiếu nữ, nhẹ nhàng, đáng yêu...
Rực rỡ sắc hoa huỳnh liên
Trong những ngày này, trên nhiều góc phố, con đường ở TP. Hồ Chí Minh bỗng trở nên rực rỡ bởi sắc hoa huỳnh liên nở...
Đẹp mê mẩn hoa huỳnh liên nở vàng rực bên đường tàu Sài Gòn
Những ngày đầu tháng 2, dọc tuyến đường ray xe lửa tại TP.HCM trở nên lãng mạn bởi sắc hoa huỳnh liên.

Cẩm nang du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp Tết 1/6
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình, hoạt động vui chơi giải trí với nội dung đa...
TP.HCM: Top 5 bảo tàng nên ghé thăm khi đến thành phố mang tên Bác
TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có nhiều bảo tàng nhất cả nước. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa,...
Lịch trình ăn chơi ở Cần Giờ trong một ngày?
Là vùng biển cách trung tâm TP.HCM không xa, Cần Giờ được nhiều người lựa chọn làm điểm vui chơi, khám phá trong một...
Ba điểm chụp ảnh hoa kèn hồng đẹp ở Sài Gòn
Đường Võ Văn Kiệt, đại học Hồng Bàng và đường Hàm Nghi là những 'toạ độ' săn ảnh hoa kèn hồng ở TP HCM.
Những địa điểm du xuân, check in đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh trong dịp Tết Canh Tý 2020
Tết năm nay tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm hấp dẫn để người dân thành phố du xuân thưởng ngoạn, mua sắm và lưu lại những...
Tết Dương lịch, xem pháo hoa nơi nào đẹp nhất?
Tối 31/12, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa chào năm mới, vậy nơi nào bạn trẻ có thể đến để chiêm ngưỡng pháo hoa đẹp...
Tết Dương lịch: Người Sài Gòn đi tour xe đạp, xích lô... ngắm thành phố
Chùm tour du lịch khám phá các điểm du lịch tại TP.HCM được tổ chức xuyên suốt năm, chỉ với giá 430.000 đồng/người sẽ là một...
"Triệu like" với những địa điểm hoài cổ ngay tại Sài Gòn
Nhắc đến Sài Gòn chúng ta sẽ nghĩ đến một nơi xa hoa hào nhoáng. Nhưng ở đâu đó vẫn có những con hẻm, những địa điểm vẫn còn lưu...
8 điểm cho người Sài Gòn rong chơi dịp Tết dương lịch 2020
Gần trung tâm Sài Gòn có nhiều điểm vui chơi trong ngày cho gia đình có thể di chuyển bằng xe máy. Dưới đây là gợi ý 8 điểm đi...

Khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Khách sạn 'quen' của Obama ở Sài Gòn
Cả hai lần đến Sài Gòn, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đều nghỉ ở Park Hyatt, nơi từng tiếp nhiều khách VIP, có phòng Tổng thống...
Những cái tên nào của Việt Nam góp mặt trong Top 100 khách sạn tốt nhất thế giới?
Hàng năm, tạp chí du lịch Travel + Leisure luôn tiến hành khảo sát để tìm ra những cái tên nổi bật nhất trong từng hạng mục du...
Khách sạn Rex: Viên ngọc giữa lòng Sài Gòn
Nằm ở trung tâm quận 1, khách sạn Rex là một trong những khách sạn 5 sao đẹp và sang trọng bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh.

Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Đến 'Biệt động Sài Gòn’ để thưởng thức cà phê, tìm hiểu lịch sử
Đến đây, khách vừa có thể thưởng thức "cà phê vợt", ăn cơm tấm Sài Gòn vừa "thấy tận mắt, sờ tận tay" những vết tích, kỷ vật của...
Quán ốc 'khổng lồ' khiến người Sài Gòn ăn 300 kg/ngày giữa mùa dịch Covid-19
Nằm trong con hẻm 221/6 đường Phan Văn Khỏe, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, quán ốc “khổng lồ” của chị Kim Tuyền luôn đông nghẹt khách,...
7 quán ăn mở xuyên Tết ở Sài Gòn
Nhiều nhà hàng bán món Thái, Hàn, hay bún bò, cơm tấm... sẽ giúp bạn không lo bị đói khi du xuân.
7 quán cà phê cho người Sài Gòn ngồi chơi dịp Tết năm mới 2020
Người Sài Gòn không đi chơi xa trong dịp Tết, có thể tìm đến những quán cà phê độc đáo, gợi nhớ về một Sài Gòn xưa, những quán có...
Quán cà phê như vườn nhiệt đới giữa Sài Gòn
Dịp Giáng sinh, quán cà phê ở quận Tân Bình treo nhiều đèn led, trang trí ông già Noel, cây thông... tạo tiểu cảnh chụp ảnh được...
Địa chỉ cuối tuần: 3 hàng quán của sao 'Chạy đi chờ chi'
Quán cháo người Hoa, tiệm cà phê, nhà hàng dimsum... của các thành viên chương trình thực tế 'Running man' phiên bản Việt là gợi...
Quán ăn vợ chồng Obama dùng bữa khi đến Sài Gòn
Cục Gạch quán chuyên các món ăn thuần Việt ba miền, từng đón nhiều chính khách quốc tế lẫn người nổi tiếng khi có dịp đến Sài...
Quán cà phê khiến khách nhớ về tuổi thơ
Nằm trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, TP.HCM tồn tại quán cà phê với bộ trò chơi điện tử, đầu băng, các món ăn...
Địa chỉ cuối tuần: 3 quán ăn như ở Hong Kong và Nhật Bản
Dãy biển hiệu neon đầy màu sắc hay không gian nhỏ hẹp như trong quán ăn lâu năm ở Tokyo khiến bạn như đang được đi du lịch nước...