Văn hóa

Đing năm – Nhạc cụ không thể thiếu khi hát Eirei của người Ê Đê

22:32 - 06/12/2019
Người Ê Đê có rất nhiều nhạc cụ truyền thống được làm bằng tre nứa, trong đó có kèn Đing năm. Nhạc cụ này gắn liền với sự tích khá thú vị về lòng hiếu thảo của 6 người con khóc than cha mẹ qua đời.

Về sau, người Ê Đê dùng để thổi theo điệu hát Eirei, trong các lễ hội như: Lễ cúng Bến nước, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà mới, kể cả tang lễ...  Tùy vào tính chất của buổi lễ mà người thổi thể hiện âm thanh trầm bổng, cao vút, vọng vang khác nhau, thể hiện nét hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên.

Kèn đing năm không thể thiếu khi hát eirei của người Ê Đê (ảnh Báo Đắk Lắk) 

Đing năm thuộc nhạc cụ thổi hơi của người Ê Đê. “Năm” theo tiếng Ê Đê có nghĩa là 6, “đinh” là ống. Đing năm gồm 6 ống nứa ngắn, dài khác nhau, xếp thành 2 bè, mỗi bè 3 ống. Trên 6 thân ống nứa khoét các lỗ cao thấp để tạo thành âm thanh. 

Một đầu các ống nứa có mắt bịt kín, đầu kia cắm xuyên qua vỏ trái bầu khô (cuống trái bầu là đầu thổi), mối nối giữa đầu các ống nứa với vỏ quà bầu được hàn kín bởi sáp ong ruồi, phần xuyên qua để lộ 6 đầu ống. Thân các ống nứa có lỗ thoát âm và lỗ để điều chỉnh âm thanh, khi thổi, người tư bấm ngón tay, kết hợp hơi thổi ra, phát thành các âm thanh theo các nốt nhạc cơ bản như: đồ - rê - mi- fa- sol - la…

Kèn đing năm của Ê Đê được thổi theo làn điệu (độc tấu) hoặc đàn ông thổi đệm cho người đàn bà hát điệu hát Eirei. Nó được dùng trong các tiết mục đón khách quý tại các lễ hội hay trong các tang lễ, ma chay. Lúc kèn cất lên cũng là lúc một điệu kèn đing năm mới được sáng tạo mô tả đúng tâm trạng của người thổi lúc đó, không cần phải theo một khuôn bài hát có sẵn. 

Nghệ nhân Ama Wôn, buôn Kmrơng A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ama Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đing năm được sử dụng trong nhiều buổi lễ khác nhau, nhưng nếu như hát Eirei mà không có người thổi đing năm thì sẽ không hay, không cuốn hút. "Ngày xưa, thổi đing năm trong rẫy có điệu khác nhau, không thổi đing năm trong nhà, chỉ được thổi trong đám tang, trong lễ rước kpan, rước trống (hgơr)…" nghệ nhân Ama Wôn kể thêm. 

Nghệ nhân Ama H'Loan ở Buôn Ma Thuột chế tác kèn Đing năm (ảnh Báo Đắk Lắk) 

Sự ra đời đing năm của người Ê Đê khá thú vị. Bà con kể lại rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng hiếm muộn con cái. Một lần đi rẫy, người vợ uống nước trong hang đá. Đến mùa rẫy sau chị sinh được 6 người con gồm 3 trai, 3 gái rất xinh đẹp. Càng lớn lên, chúng càng giống nhau như đúc, rất khó phân biệt. Người cha vào rừng chặt 6 ống nứa dài, ngắn khác nhau rồi trao cho mỗi đứa con để nhận biết. Người con trai út rất thông minh và khéo tay. Chàng lấy sáu ống nứa đẽo gọt các ống nứa thành 6 chiếc kèn, thổi nghe rất vui tai. Rồi một ngày,  cha mẹ đột ngột qua đời, 6 anh chị em mang các ống kèn ra thổi để tỏ lòng tiếc thương cha mẹ. Thấy mỗi người thổi một ống quá bất tiện, người con trai út lại lấy một quả bầu khô rồi gắn cả sáu ống kèn vào, thổi lên khúc nhạc réo rắt, buồn thương tiễn đưa cha mẹ về với thế giới ông bà. Từ đó chiếc kèn được mọi người sử dụng và lan truyền khắp các buôn làng Ê Đê, gọi là đing năm.

Aê Đức ở Buôn Ako Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ama Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đing năm của người Ê Đê ngày xưa thường dùng trong đám ma, gia đình có chuyện buồn. Khi nương rẫy, nếu thổi đing năm chứng tỏ tâm trạng của người đó không vui. "Từ ngày xưa đing năm được thổi ở rẫy, khi làm cỏ, khi gặt lúa, trong đám tang đều được thổi. Hiện nay được thổi tự do, nhà nước cũng tuyên truyền đê lưu giữ đing năm. Ngày xưa chỉ được thổi trong nhà khi có đám tang, còn ngày nay người Êđê còn mở ti vi đang thổi đing năm, hát Eirei, không cấm kỵ nữa”.

Đing năm là nhạc cụ khá độc đáo của người Ê Đê nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một, vì những người biết chế tác và thổi đing năm đang ít dần. Cùng với bảo tồn di sản không gian văn hóa cồng chiêng thì việc phục dựng các lễ hội, nghi lễ xưa của đồng bào Tây Nguyên là rất cần thiết. Vì qua đó, sẽ tạo cơ hội cho các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê được thể hiện, đặc biệt là khi hát điệu dân ca eirei sẽ không thiếu được tiếng kèn đing năm. 

Zawut/VOV Tây Nguyên

Tỉnh thành Đắk Lắk

Đắk Lắk
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên.

Điểm đến Đắk Lắk Xem thêm

Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đặc trưng là rừng khộp.
Buôn Cô Thôn
Đến với Buôn Cô Thôn, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống dân dã đậm chất truyền thống của người dân bản địa.
Thác Dray Nur
Nhắc đến thành phố Buôn Ma Thuột, không thể không nhắc đến những thác nước cao hùng vỹ, một trong số đó là Dray Nur.
Chùa Khải Đoan
Chùa Khải Đoan được xếp vào hàng danh lam cổ tự, là ngôi chùa lớn nhất Buôn Ma Thuột nói riêng và cả Đắk Lắk nói chung.
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nhà tù, nhà đày nổi tiếng tàn ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương.
Buôn Ma Thuột
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, là thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Nét đẹp thuyền độc mộc
Chẳng phải đi đâu xa, chỉ cần đến hồ Lắk, bạn cũng có thể cảm nhận hết vẻ đẹp nên thơ của những con thuyền độc mộc, và bức tranh...
Bên trong Bảo tàng cà phê độc nhất VN có gì hot?
Bảo tàng thế giới cà phê có lối thiết kế nương theo không gian nhà dài, được cách điệu thành những đường cong đa hình và uyển...
Khám phá buôn du lịch cộng đồng đẹp nhất ở Buôn Ma Thuột
Buôn Ako Dhong tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột vừa được chọn làm điểm du lịch cộng đồng có quy mô nhất trên địa bàn Đắk...

Ẩm thực Đắk Lắk Xem thêm

Bún đỏ - món ăn 'gây thương nhớ' ở thủ phủ Ban Mê
Phố núi Ban Mê nổi tiếng là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn. Trong đó, bún đỏ là món ăn...
Top 10 món ngon phải thử khi du lịch Đắk Lắk
Nếu tới Đắk Lắk bạn đừng bỏ qua 10 món ngon đặc sắc dưới đây.
Ẩm thực truyền thống của người Gia Rai
Tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai như huyện Ea Sup, huyện Ea H’Leo, từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, người ta đã...
 Đăk Lăk: hướng tới phát triển cà phê đặc sản
Tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, ngoài quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,...
Những quán cà phê đậm chất Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột
Có lẽ không ở đâu thưởng thức cà phê lại ngon như ở Buôn Ma Thuột, mảnh đất được coi là thủ phủ của cà phê Việt Nam. Giữa cái...
Độc đáo món “Vêch” của người Êđê ở Đắk Lắk
Từng là món ăn chỉ dành cho giới thượng lưu và người giàu có khi xưa, ngày nay, món “Vêch” của người Êđê ở Đắk Lắk đã trở nên...
Bơ sáp, đặc sản Đắk Lắk
Một chuyến du lịch đến Đắk Lắk sẽ không trọn vẹn nếu bạn không được thưởng thức quả bơ sáp, đặc sản nổi tiếng của phố núi....
Ngon mắt, đã thèm với bún đỏ Buôn Ma Thuột
Ngoài cà phê ngon nức tiếng, Buôn Ma Thuột còn có những món ăn dân giã ngon khó cưỡng. Một trong số đó là bún đỏ.
Bánh ướt Ban Mê Thuột níu chân du khách
Những lát bánh tráng mỏng tang nhưng vẫn dẻo dai, cuốn kèm với dưa leo, xoài, dưa chua, rau thơm và thịt nướng.

Trải nghiệm Đắk Lắk Xem thêm

Đắk Lắk: Các điểm tham quan đậm dấu ấn văn hóa thu hút khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh
Nhiều điểm tham quan, du lịch và bảo tàng tư nhân ở Đắk Lắk đang góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu văn hóa, góp phần bảo...
Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê
Bảo tàng Thế giới cà phê là một điểm đến mới đầy hấp dẫn ở Đắk Lắk - thủ phủ cà phê Tây Nguyên. Tới đây, du khách không chỉ có cơ...
Giới trẻ phố núi nô nức check-in tại vườn hoa hướng dương ngoại ô
Những ngày gần đây, vườn hoa hướng dương rộng khoảng 5.000m2 tọa lạc tại thôn 4 (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đang là địa...
Đạp xe xuyên rừng Yok Đôn ngắm voi
Vườn Quốc gia Yok Đôn là rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam với diện tích 115.545 ha, nằm ở 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Đây là vườn...
Khám phá đôi thác hùng vỹ mang theo chuyện tình thổn thức xứ đại ngàn
Không chỉ là hình ảnh gợi nhớ Tây Nguyên đại ngàn, Dray Sap, Dray Nur - hai ngọn thác hùng vỹ, ngày đêm tung bọt khói trắng xóa...
Đăk Lăk tựa Bali qua ống kính chàng trai Hà Nội
Lên Đăk Lăk theo chỉ dẫn của Hoàng Tuấn Anh, bạn sẽ khám phá nhiều góc sống ảo không thua gì thiên đường nghỉ dưỡng ở...
Âm vang Tây Nguyên
Tại Tây Nguyên, Đắk Lắk là vùng đất có sức quyến rũ mãnh liệt bởi thiên nhiên hoang dã với những nét đẹp nguyên sơ.
Một ngày ở Ban Mê đầy nắng và gió
Để trốn cái nắng nóng gay gắt của Sài Gòn, bọn mình quyết định rất nhanh bắt chuyến xe đêm và đánh một giấc dài.
Trải nghiệm mô hình “Du lịch voi thân thiện”
Đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng đàn voi nhà ở Đắk Lắk bởi phục vụ du lịch quá sức, già cỗi và không còn khả năng sinh sản, mới...

Cẩm nang du lịch Đắk Lắk Xem thêm

Lên Đăk Lăk nghỉ dưỡng dịp giỗ Tổ
Kỳ nghỉ lễ dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm nay, nếu chưa biết đi đâu, hãy chọn Đăk Lăk là nơi dừng chân. Cắm trại bên hồ, thưởng thức...
Ghé thăm Bảo tàng Thế giới cà phê
Nhiều người vẫn nghĩ bảo tàng là nơi nhàm chán thì phải thay đổi suy nghĩ khi đến Bảo tàng Thế giới cà phê ở Buôn Ma Thuột, nơi...
Khám phá làng cà phê Trung Nguyên
Hoài cổ, hùng vĩ nhưng lại rất bình yên, làng cà phê Trung Nguyên là thế giới cà phê thu nhỏ với những đặc trưng riêng...

Nhà hàng Đắk Lắk Xem thêm

Cà phê thú cưng: Quen mà lạ trên xứ Bazan
Cà phê thú cưng đâu chỉ có ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội… Vài năm trở lại đây, Đắk Lắk đã xuất hiện những quán cà phê...
Đắk Lắk: Cà phê thú cưng hút khách dịp tết
The Zoo Kafein đang nhận được sự quan tâm của đông đảo những người yêu quý động vật. Trong dịp Tết Kỷ Hợi năm nay, The Zoo Kafein...