Văn hóa

Nhiều di tích lịch sử tại TP. HCM đang bị lãng quên!

10:38 - 17/02/2020
Hiện nay, một loạt các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố đang bị lãng quên.

Khẳng định văn hóa là nền tảng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, TP. HCM thống nhất chọn chủ đề cho năm 2020 là “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác lập hồ sơ, xếp hạng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Tuy nhiên, hiện nay, một loạt các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố đang bị lãng quên. Nếu có phương án khai thác tốt thì đây sẽ là những điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đặt chân đến thành phố mang tên Bác. 

Nhà thờ Đức Bà (trong ảnh), Bưu điện TPHCM, Nhà hát TPHCM, Dinh Độc Lập, Trụ sở Ủy ban Nhân dân TPHCM, chợ Bến Thành… là những điểm đến quen thuộc của mỗi du khách khi đặt chân tới TPHCM

Phòng 5, khách sạn Tân Hòa, đại lộ Bonard, nay là phòng số 5, nhà số 88, đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, là nơi Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam Kỳ đã tổ chức đại hội để bầu Bí thư chính thức của Kỳ bộ Nam kỳ vào năm 1928. Trên cơ sở đó mà An Nam Cộng sản Ðảng ra đời. Để rồi hai năm sau, vào ngày 3/2/1930, tổ chức trên hợp nhất với Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn ở miền Trung và Ðông Dương Cộng sản Ðảng ở miền Bắc để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với giá trị lịch sử đó, năm 1988, Phòng 5 được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận là Di tích lịch sử.

Trải qua 92 năm, đến nay, Phòng 5 vẫn tồn tại nhưng lại ở trong tình trạng… đóng cửa, cài then. Lối đi vào căn nhà số 88 để lên căn phòng lịch sử này đang được trưng dụng làm điểm bán quần áo, đồng hồ. Không ai biết, đây là nơi ghi lại dấu ấn về sự trưởng thành về mặt tư tưởng, về công tác cán bộ của phong trào cách mạng ở Nam Kỳ những năm trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi ở đây không thấy treo bảng công nhận di tích, thậm chí là bảng chỉ dẫn hay bảng thông tin về lịch sử của phòng 5 cũng không có.

Phòng 5, số 88 Lê Lợi (Bến Thành, Quận 1, TP. HCM) là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng cánh cửa luôn đóng im lìm

Một người dân ở đây cho biết, căn phòng này đã lâu không thấy ai ghé qua mở cửa: Đúng, đó là di tích, hồi xưa trước giải phóng, các ông các bộ hay hội họp. Nhưng bây giờ bán rồi, người ta đóng cửa đi hết không có ai đâu.

Nằm cách đó không xa là căn phòng số 1, nhà số 1, đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành. Di tích lịch sử quốc gia này là nơi ra đời tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Nhưng nay, Phòng 1 cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự như phòng số 5.

Bảng chỉ dẫn đến di tích lịch sử Cơ sở Ban tuyên huấn Xứ ủy Nam bộ (số 51/10/14 đường Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP. HCM)

Ở TP. HCM, ngoài hai di tích lịch sử nói trên thì còn có các di tích cấp quốc gia khác như: Cơ sở in ấn của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn, Hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống Mỹ, Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ, Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968… Các di tích này, nơi hoạt động, nơi thì thường xuyên đóng cửa.

Theo ông Nguyễn Thanh Chi - người trông coi di tích Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968, các di tích lịch sử được Sở Văn hóa Thể Thao giao cho các quận, huyện tự quản lý. Phần lớn các di tích lịch sử đều đóng cửa, Du khách nếu muốn tham quan thì phải đăng ký và liên hệ trước.

“Khó lắm. Di tích không phải chuyện muốn vô thì vô. Vô thì phải đăng ký, mình liên hệ ở trên, ở trên điện thoại liên lạc thì người ta mới mở cửa, đặc biệt là chỗ này (tức là Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968) với Hầm bí mật chứa vũ khí thời kháng chiến chống Mỹ ở đường 3/2. Nhưng mà ông đó không cho vô đâu” - Ông Nguyễn Thanh Chi cho biết.

Nhưng khi đến nơi thì không thấy di tích này mở cửa 

Ông Nguyễn Thanh Chi cho biết thêm, bình quân mỗi tháng Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968 đón khoảng 200-300 khách du lịch. Tháng 1/2020 vừa qua, di tích này đón 237 khách nước ngoài và 39 khách Việt Nam. Rõ ràng là, các di tích lịch sử trên địa bàn TP. HCM, đều có tiềm năng phát triển và thu hút khách du lịch nhưng đang bị bỏ phí và chưa được khai thác xứng đáng.

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong năm 2019, tổng lượt khách quốc tế đến thành phố đạt hơn 8,6 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt hơn 32,7 triệu lượt, tổng thu ngành du lịch đạt hơn 140.000 tỷ đồng. Khách du lịch thường đến một vài điểm quen thuộc như: Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát thành phố, Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ… còn các di tích lịch sử của TP. HCM thì… ít được biết đến.

Chị Nguyễn Thị Hồng Phương, một du khách đến từ Hạ Long (Quảng Ninh) cho hay, khi đến TP. HCM cũng rất muốn thăm quan những di tích lịch sử nhưng thực sự rất khó tìm kiếm thông tin về những địa điểm này.

“Trước khi đến đây, mình cũng có tham khảo trên mạng, trên mạng thông tin cũng chỉ có những điểm đấy thôi nên mình chỉ biết vậy. Còn nếu muốn du khách đến HCM, đến những địa điểm di tích lịch sử thì những điểm đến đấy phải lên trên mạng, hoặc bằng cách nào đó thông tin đến người ta, đến được tai người ta. Còn nếu bây giờ mình search google cũng chỉ ra các điểm đấy thôi” - Chị Hồng Phương chia sẻ.

TP. HCM hiện nay có 177 di tích đã được quyết định xếp hạng, trong đó 2 di tích lịch sử được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là: Dinh Độc Lập và Địa đạo Củ Chi; có 56 di tích quốc gia, trong đó có 24 di tích lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài di tích nằm trong bản đồ du lịch của thành phố. Đây thực sự là điều đáng tiếc, bởi không chỉ làm giá trị lịch sử của di tích dễ bị lãng quên mà còn thiếu những điểm đến mới để du khách muốn quay lại khám phá TP. HCM thêm nhiều lần nữa.

Theo ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung Tâm bảo tồn và Phát huy Giá trị Di tích Lịch sử Văn hóa TP. HCM, những năm gần đây, Sở Văn hóa Thể thao đều phối hợp với Sở Du lịch, Hội Di sản Văn hóa và các doanh nghiệp du lịch để thường xuyên tổ chức hội thảo nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử trong hoạt động du lịch. Ông cho biết, Sở cũng đang từng bước ứng dụng công nghệ tổng hợp thông tin những di tích lịch sử để du khách có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều này không dễ dàng.

Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968 (nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM)

Hiện tại, thành phố đang yêu cầu làm phần mềm giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa tuy nhiên việc viết phần mềm quản lý cho chương trình này cũng đang gặp khó khăn vì bên sở muốn kết nối 63 tỉnh thành trên cả nước. Hiện tại, Sở cũng đang xin ý kiến ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Cục Di sản văn hóa.

Khai thác phù hợp các di tích lịch sử vào hoạt động du lịch không chỉ sẽ góp phần giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn tăng thêm sức hấp dẫn, thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với TP. HCM. Vậy, TP. HCM cần làm gì để có thể phát triển con đường du lịch gắn với các di tích lịch sử? Vấn đề này sẽ được đề cập trong bài 2 với nhan đề: “Kết nối để phát triển du lịch di tích”./.

Theo VOV.VN

Tỉnh thành Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là thành phố năng động, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất Việt Nam.

Điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà là kiệt tác kiến trúc Pháp hàng trăm năm tuổi giữa lòng Sài Gòn.
Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược
Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược nằm trong khuôn viên khu di tích Địa đạo Củ Chi, là nơi thu hút rất đông du khách.
Đền Mariamman
TP. Hồ Chí Minh có một ngôi đền Ấn Độ đặc biệt, đã có tuổi đời hàng trăm năm.
Dinh Độc lập
Dinh Độc lập là một trong những di tích lịch sử quan trọng của TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước.
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Bưu điện trung tâm TP. Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của thành phố.
Chợ Bến Thành
Ngoài Chợ Lớn, Chợ Bến Thành cũng là một trong những ngôi chợ biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam vào thế kỷ 20.
Hồ Bán Nguyệt - Cầu Ánh Sao
Hồ Bán Nguyệt – Cầu Ánh Sao ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh, từ lâu đã là địa điểm check-in được rất nhiều bạn trẻ và du khách yêu...
Những điểm du xuân lý tưởng ở TP. Hồ Chí Minh
Xuân Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, và ở TP. Hồ Chí Minh có những địa điểm du xuân không thể không đến.

Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Quán sữa đậu nành bạc hà có tuổi thọ hơn 40 năm, từng bán hơn 1.000 ly/đêm
Trước khi dịch diễn ra, chủ quán từng bán hơn 1.000 ly mỗi ngày, thậm chí có những đêm còn "cháy hàng".
Gỏi cuốn nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn: Khách xếp hàng dài ngoài cửa sổ để chờ mua
Giá chỉ 6.000 đồng/chiếc cuốn gỏi, đây có lẽ là điểm cộng khiến thực khách Sài Gòn rất lưu luyến với gánh gỏi cuốn Lê Văn...
Tạp chí Anh gợi ý ăn bánh xèo ở TP.HCM
Tạp chí Rough Guides chuyên về du lịch của Anh đã đưa ra danh sách những món ăn nên thử khi có dịp đến Việt Nam.
Vịt Sài Gòn có mấy món và ngon thế nào mà người dân lại 'sủng ái' đến vậy?
Độ dai mềm, ngọt thơm tự nhiên của loại gia cầm này đã được người dân nơi đây tận dụng trong nhiều món ăn hấp dẫn.
Sài Gòn có đồ ăn vặt từ mấy loại quả bình dân thôi mà ngon lắm
Một trong những đặc sản của ẩm thực đường phố Sài Gòn chính là những chiếc bánh chiên giòn giòn từ các loại trái, củ bình...
Ẩm thực đường phố Sài Gòn
Năm 2019, Tạp chí CEOWORLD (Mỹ) đã xếp thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 4 trong danh sách 50 thành phố có ẩm thực đường phố ấn...
'Quán chè ma' hơn 80 năm tuổi ở TP.HCM
Tồn tại 83 năm, tiệm chè Châu Giang nằm trên đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) là điểm đến yêu thích của nhiều thế hệ Sài...
Quán hủ tiếu 60 năm truyền qua 3 đời ở đất Sài Gòn
Không cửa hiệu to đẹp, không vị trí đắc địa, nhưng tiệm hủ tiếu mì Nguyên Lợi vẫn đủ sức níu chân thực khách bằng công thức gia...
5 địa chỉ ăn sáng lâu đời ở TP.HCM
Nếu đang băn khoăn sáng nay ăn gì, bạn hãy "bỏ túi" 5 địa điểm dưới đây để trải nghiệm.

Trải nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

 Hoa huỳnh liên vàng rực dưới nắng Sài Gòn
Hoa huỳnh liên hay còn gọi là hoàng yến đang nở rộ, khiến các con đường ở Sài Gòn thêm phần rực rỡ, lãng mạn.
Check-in địa điểm đón năm mới ở TP Hồ Chí Minh
Để hòa mình vào không khí sôi động trong thời khắc đón năm mới 2021 ở TP Hồ Chí Minh, bạn có thể ghé những địa điểm hấp dẫn dưới...
Đến biển Cần Giờ ngắm mặt trời lặn
Chỉ cách trung tâm TPHCM khoảng hơn 50km, biển Cần Giờ tuy không có làn nước trong xanh, những bãi cát trắng mịn hay những hàng...
TPHCM: Độc đáo quán cà phê "Uống cà phê, trả tiền bằng sách"
"Uống cà phê trả tiền bằng sách” là hoạt động đang diễn ra tại quán cà phê "Sài Gòn năm xưa” ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh vào...
“Cà phê Biệt động” - Những trang sử sống động
Nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư, tháng có kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam- Thống nhất đất nước, nhiều người lại đến 3 quán “Cà...
Ngắm trọn cảnh sông Sài Gòn với buýt sông
Nếu đến TP HCM vào cuối tuần mà bạn chưa có kế hoạch gì đặc biệt hay muốn đổi gió, thì hãy trải nghiệm buýt sông. Đi buýt sông...
Quán cafe màu hồng như “giấc mộng thiếu nữ” giữa lòng Sài Gòn
Nằm trong 1 con đường nhỏ giữa lòng Sài Gòn tấp nập, quán cafe màu hồng đầy hoa như một giấc mộng thiếu nữ, nhẹ nhàng, đáng yêu...
Rực rỡ sắc hoa huỳnh liên
Trong những ngày này, trên nhiều góc phố, con đường ở TP. Hồ Chí Minh bỗng trở nên rực rỡ bởi sắc hoa huỳnh liên nở...
Đẹp mê mẩn hoa huỳnh liên nở vàng rực bên đường tàu Sài Gòn
Những ngày đầu tháng 2, dọc tuyến đường ray xe lửa tại TP.HCM trở nên lãng mạn bởi sắc hoa huỳnh liên.

Cẩm nang du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp Tết 1/6
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình, hoạt động vui chơi giải trí với nội dung đa...
TP.HCM: Top 5 bảo tàng nên ghé thăm khi đến thành phố mang tên Bác
TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có nhiều bảo tàng nhất cả nước. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa,...
Lịch trình ăn chơi ở Cần Giờ trong một ngày?
Là vùng biển cách trung tâm TP.HCM không xa, Cần Giờ được nhiều người lựa chọn làm điểm vui chơi, khám phá trong một...
Ba điểm chụp ảnh hoa kèn hồng đẹp ở Sài Gòn
Đường Võ Văn Kiệt, đại học Hồng Bàng và đường Hàm Nghi là những 'toạ độ' săn ảnh hoa kèn hồng ở TP HCM.
Những địa điểm du xuân, check in đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh trong dịp Tết Canh Tý 2020
Tết năm nay tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm hấp dẫn để người dân thành phố du xuân thưởng ngoạn, mua sắm và lưu lại những...
Tết Dương lịch, xem pháo hoa nơi nào đẹp nhất?
Tối 31/12, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa chào năm mới, vậy nơi nào bạn trẻ có thể đến để chiêm ngưỡng pháo hoa đẹp...
Tết Dương lịch: Người Sài Gòn đi tour xe đạp, xích lô... ngắm thành phố
Chùm tour du lịch khám phá các điểm du lịch tại TP.HCM được tổ chức xuyên suốt năm, chỉ với giá 430.000 đồng/người sẽ là một...
"Triệu like" với những địa điểm hoài cổ ngay tại Sài Gòn
Nhắc đến Sài Gòn chúng ta sẽ nghĩ đến một nơi xa hoa hào nhoáng. Nhưng ở đâu đó vẫn có những con hẻm, những địa điểm vẫn còn lưu...
8 điểm cho người Sài Gòn rong chơi dịp Tết dương lịch 2020
Gần trung tâm Sài Gòn có nhiều điểm vui chơi trong ngày cho gia đình có thể di chuyển bằng xe máy. Dưới đây là gợi ý 8 điểm đi...

Khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Khách sạn 'quen' của Obama ở Sài Gòn
Cả hai lần đến Sài Gòn, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đều nghỉ ở Park Hyatt, nơi từng tiếp nhiều khách VIP, có phòng Tổng thống...
Những cái tên nào của Việt Nam góp mặt trong Top 100 khách sạn tốt nhất thế giới?
Hàng năm, tạp chí du lịch Travel + Leisure luôn tiến hành khảo sát để tìm ra những cái tên nổi bật nhất trong từng hạng mục du...
Khách sạn Rex: Viên ngọc giữa lòng Sài Gòn
Nằm ở trung tâm quận 1, khách sạn Rex là một trong những khách sạn 5 sao đẹp và sang trọng bậc nhất của TP. Hồ Chí Minh.

Nhà hàng Thành phố Hồ Chí Minh Xem thêm

Đến 'Biệt động Sài Gòn’ để thưởng thức cà phê, tìm hiểu lịch sử
Đến đây, khách vừa có thể thưởng thức "cà phê vợt", ăn cơm tấm Sài Gòn vừa "thấy tận mắt, sờ tận tay" những vết tích, kỷ vật của...
Quán ốc 'khổng lồ' khiến người Sài Gòn ăn 300 kg/ngày giữa mùa dịch Covid-19
Nằm trong con hẻm 221/6 đường Phan Văn Khỏe, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, quán ốc “khổng lồ” của chị Kim Tuyền luôn đông nghẹt khách,...
7 quán ăn mở xuyên Tết ở Sài Gòn
Nhiều nhà hàng bán món Thái, Hàn, hay bún bò, cơm tấm... sẽ giúp bạn không lo bị đói khi du xuân.
7 quán cà phê cho người Sài Gòn ngồi chơi dịp Tết năm mới 2020
Người Sài Gòn không đi chơi xa trong dịp Tết, có thể tìm đến những quán cà phê độc đáo, gợi nhớ về một Sài Gòn xưa, những quán có...
Quán cà phê như vườn nhiệt đới giữa Sài Gòn
Dịp Giáng sinh, quán cà phê ở quận Tân Bình treo nhiều đèn led, trang trí ông già Noel, cây thông... tạo tiểu cảnh chụp ảnh được...
Địa chỉ cuối tuần: 3 hàng quán của sao 'Chạy đi chờ chi'
Quán cháo người Hoa, tiệm cà phê, nhà hàng dimsum... của các thành viên chương trình thực tế 'Running man' phiên bản Việt là gợi...
Quán ăn vợ chồng Obama dùng bữa khi đến Sài Gòn
Cục Gạch quán chuyên các món ăn thuần Việt ba miền, từng đón nhiều chính khách quốc tế lẫn người nổi tiếng khi có dịp đến Sài...
Quán cà phê khiến khách nhớ về tuổi thơ
Nằm trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, TP.HCM tồn tại quán cà phê với bộ trò chơi điện tử, đầu băng, các món ăn...
Địa chỉ cuối tuần: 3 quán ăn như ở Hong Kong và Nhật Bản
Dãy biển hiệu neon đầy màu sắc hay không gian nhỏ hẹp như trong quán ăn lâu năm ở Tokyo khiến bạn như đang được đi du lịch nước...