Điểm đến

Du lịch Tây Nguyên, đánh thức giấc mơ đại ngàn

10:21 - 04/09/2021
Dù sở hữu nguồn tài nguyên phong phú hiếm có trên một không gian rộng lớn, Tây Nguyên vẫn như một ‘người khổng lồ’ đang ngủ say, chưa chuyển mình kịp với đất nước và thời đại.

Độc đáo "mái nhà" Đông Dương

Nằm tại vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở trung tâm khu vực và là "mái nhà" Đông Dương, Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên hơn 54 nghìn km2. Với địa hình cao nguyên liền kề có độ cao từ 500 – 1500m, Tây Nguyên được bao bọc bởi những rặng núi hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, được ví như "vùng tiểu ôn đới trong lòng nhiệt đới".

Đây còn là vùng đất linh thiêng với hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, kho tàng văn hóa cổ xưa giàu bản sắc của 47 dân tộc đang sinh sống. Đặc biệt là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2 lần được UNESCO vinh danh kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nhân loại.

Tây Nguyên sở hữu kho báu tự nhiên và văn hóa giàu bản sắc để phát triển du lịch

Có thể nói nơi đây hội tụ mọi sự ưu ái nhất của tạo hóa: có sự hoang sơ của núi rừng, sự bình yên, êm đềm của vùng đồng bằng thôn quê và những nét quyến rũ, bí ẩn rất riêng đậm chất đại ngàn.

Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu Tây Nguyên. Tuy nhiên, tiềm năng quý giá của thủ phủ cà phê đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ du lịch còn ở mức độ thấp, chậm so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước.

Như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Thủ tướng Chính phủ từng đánh giá, Tây Nguyên vẫn như một cô gái đẹp không những ngủ quên mà còn chưa chuyển mình kịp với đất nước và thời đại.

‘Nàng thơ’ Gia Lai

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, ngoài Lâm Đồng đã phát triển du lịch từ khá sớm và tạo dựng thương hiệu Đà Lạt trên bản đồ du lịch, hầu hết các tỉnh vẫn chưa tìm ra lời giải cho bài toán đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu vắng của cơ sở hạ tầng, lưu trú, sự phát triển tự phát của các sản phẩm du lịch, chưa tạo dựng được mối liên kết giữa các địa phương trong vùng và các địa phương khác.

Đơn cử như Gia Lai, địa phương có diện tích lớn nhất Tây Nguyên và xếp thứ 2 của Việt Nam, nếu xét về tiềm năng không hề thua kém các điểm đến nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Mộc Châu…

Thiên nhiên hoang sơ và trong trẻo tại Gia Lai  

Gia Lai sở hữu hệ sinh thái tự nhiên trù phú, được xem là lợi thế vô cùng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với 2 khu vực Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đang được xem xét được công nhận là Khu sinh quyển thế giới. Khu du lịch Biển Hồ - núi lửa Chư Đăng Ya được Chính phủ đưa vào quy hoạch Khu du lịch quốc gia rộng trên 6.000 héc-ta. Hệ thống thác nước tự nhiên kỳ thú như: thác Phú Cường, thác Mơ, thác Chín Tầng... cùng những rừng thông, đồi chè, cà phê xanh ngút tầm mắt.

5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch Gia Lai khá tích cực, đạt 22,7%/năm. Nhưng nếu xét về lượt khách và doanh thu, thời điểm trước dịch năm 2019, Gia Lai đón 845.000 lượt khách với doanh thu đạt 510 tỷ đồng. Con số này vẫn còn khiêm tốn khi so sánh với những điểm đến sở hữu các tiềm năng tương tự như Đà Lạt (hơn 6,3 triệu lượt khách), Sa Pa (3,2 triệu lượt khách), Mộc Châu (1,2 triệu lượt khách).

Đánh thức giấc mơ đại ngàn

Theo báo cáo mới đây nhất của website du lịch trực tuyến Agoda, từ nửa cuối năm 2020, du khách ngày càng yêu thích khám phá và nghỉ dưỡng tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, với không gian trong lành, gần gũi với thiên nhiên và dịch vụ tiện ích an toàn, đồng bộ.

Khi du lịch biển đang ngày càng trở nên bão hoà, du lịch các vùng cao nguyên, đồi núi sẽ trở thành món mới trên bàn tiệc du lịch. Đây chính là cơ hội đắt giá để du lịch Tây Nguyên phục hồi, bắt nhịp xu thế, khi sở hữu kho tàng quý giá là hệ sinh thái đa dạng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ.

Hệ sinh thái này mở ra dư địa dồi dào cho nhiều loại hình du lịch chất lượng cao đang được ưa chuộng và dự đoán sẽ phát triển "bùng nổ" sau đại dịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch trải nghiệm và khám phá…

Du lịch Tây Nguyên đứng trước cơ hội bứt phá sau đại dịch

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các mô hình du lịch sinh thái đồng bộ (các khu resort cao cấp, khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng khép kín trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, tự nhiên độc đáo) có thể xem là một trong những "chìa khóa" quan trọng để mở cánh cửa du lịch cho vùng đất đại ngàn.

Câu chuyện còn lại là một chiến lược phát triển du lịch thống nhất, với cơ chế thu hút đầu tư tập trung, không dàn trải, thông thoáng và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn về hội tụ. Chỉ có những "cú hích" thiết thực như vậy, du lịch Tây Nguyên mới có khả năng cất cánh.

Theo Báo Tổ Quốc


Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên
TRUYỀN HÌNH VOV

 

Tỉnh thành Tây Nguyên

Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 ở Việt Nam, nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên.
Kon Tum
Kon Tum nằm trên vùng biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Đắk Lắk
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên.
Lâm Đồng
Lâm Đồng nằm ở phía nam của khu vực Tây Nguyên, tiếp giáp với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đắc Nông
Đắc Nông - vùng đất truyền thống văn hóa lịch sử hòa quyện với thiên nhiên hoang sơ.

Điểm đến Tây Nguyên Xem thêm

Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913.
Biển Hồ
Biển Hồ Gia Lai hút hồn du khách bằng vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn.
Chùa Linh Phước
Ở Đà Lạt có một ngôi chùa có cái tên rất lạ, gây không ít tò mò đối với du khách, đó là chùa Linh Phước.
Ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt là ga xe lửa cổ độc nhất Đông Dương với kiến trúc đường xe lửa răng cưa hiếm có trên thế giới.
Hồ Tà Đùng
Hồ Tà Đùng xứng đáng được gọi là “Vịnh Hạ Long” giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Dinh Bảo Đại
Dinh Bảo Đại tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt. Đến đây, du khách có thể khám phá lịch sử thời vua Bảo Đại cũng như...
Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đặc trưng là rừng khộp.
Măng Đen
Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên, hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cẩm nang du lịch Tây Nguyên Xem thêm

Xuân về ngắm "hoa tuyết” phủ trắng Tây Nguyên
Từ tháng giêng đến ba, mùa con ong đi lấy mật, cũng là thời điểm Tây Nguyên phủ trắng hoa cà phê, loại hoa được mệnh danh như...
Những điều cần biết khi du lịch Tây Nguyên
Tây Nguyên luôn là điểm đến đầy thu hút đối với những du khách yêu thích khám phá và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hùng...

Ẩm thực Tây Nguyên Xem thêm

Khô cá lóc chinh phục thực khách Tây Nguyên
Khô cá lóc của nhà lồng ở thượng nguồn sông Krông Nô (Đắk Lắk) đang rất được thực khách ưa chuộng.
Độc đáo món lá mì xào của bà con đồng bào Tây Nguyên
Lá mì vốn là món ăn thường ngày của bà con đồng bào Tây Nguyên. Nhận thấy món ăn độc đáo, nhiều hàng quán ở Gia Lai đưa đặc sản...
Nhộng sâu muồng - Đặc sản "tôm rừng" Tây Nguyên
Đặc sản chế biến từ những con sâu muồng béo mẩy được xem như món "tôm rừng", là lộc trời ban ở Tây Nguyên mỗi năm chỉ có một mùa...
Gỏi lá, món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây Nguyên
Trần Cao Vân vốn là một con phố yên tĩnh nằm giữa trung tâm thành phố Kon Tum. Cứ mỗi khi trưa đến hoặc chiều muộn, con phố nhỏ...
Mộc mạc nhưng khó quên ẩm thực ở buôn làng Tây Nguyên
Được chế biến từ các loại rau - củ - quả mọc tự nhiên song món ăn của đồng bào bản địa Đắk Lắk luôn có sức hấp dẫn. Đặc trưng của...
Canh “thụt”, gỏi cá kiến vàng – những món ăn có tên lạ lùng nhưng ngon trứ danh
Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn hấp dẫn du khách bởi các món ăn ngon, độc đáo...
Bò một nắng - Đặc sản của vùng chảo lửa Tây Nguyên
Bò một nắng đậm đà hương vị núi rừng là món đặc sản của huyện Krông Pa (Gia Lai), đã có thương hiệu từ rất lâu và là một trong...
Đặc sản Kiến Rừng ở Krông Pa
Đồng bào huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) thích đi vào rừng bắt kiến trên cây mang về làm thực phẩm cho gia đình hoặc bán với giá...
Ẩm thực độc đáo của Tây Nguyên tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, sáng nay, 13-3, tại khu du lịch văn hóa cộng đồng Ko Tam, Ban tổ chức lễ...

Văn hóa Tây Nguyên Xem thêm

Tục kết nghĩa anh em của đồng bào Tây Nguyên
Cùng nhau dâng ché rượu đầy, nhiều dân tộc anh em Tây Nguyên nguyện trở thành người một nhà, yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau đến...
Những người 'say nghề' chữa bệnh cho cồng chiêng
Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” -...
Kho lương thực độc đáo của người Êđê
Ngày nay, hiếm khi trông thấy bóng dáng những kho lúa nho nhỏ của người dân. Nhưng ở Tây Nguyên, đồng bào Êđê ở buôn Zô (xã Cư...
Có một bản Mông ở đại ngàn Tây Nguyên
Đồng bào người H’Mông ở Tây Bắc đã di cư vào Tây Nguyên sinh sống từ nhiều năm qua. Họ yêu thương đùm bọc với nhau, đoàn kết...
Người tiếp nối những giá trị văn hóa Gia Rai từ xa xưa
Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút, dân tộc Gia Rai không chỉ là người diễn tấu và chỉnh cồng chiêng lão luyện mà còn chế tác cũng như diễn...
Nhà dài - nơi lưu giữ hồn người Êđê
Với người Êđê thì nhà dài là một đại gia đình, nơi gắn kết nhiều mẫu hệ, dòng tộc. Nhà dài là nơi cúng thần, nơi lưu giữ những đồ...
Mẫu hệ Tây Nguyên: Nét văn hóa đặc trưng
Từ trong tâm thức, những tập quán tộc người như dòng chảy của mạch ngầm, vẫn tự động lưu truyền trong mỗi cộng đồng, mỗi nếp nhà....
Lễ cúng chặt hạ cây: Sự tôn trọng rừng cây của người Ê-đê
Theo phong tục của người Ê-đê, trước khi chặt hạ một cây cổ thụ, gia chủ hoặc người trông coi rừng thường làm lễ cúng để xin thần...
Bí ẩn về người đàn ông giữ 'báu vật' ở Tây Nguyên
Y Thim Byă (Ea Bông, xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk) nổi tiếng đam mê nhạc cụ và những vật dụng liên quan đến đời sống văn...

Nhà hàng Tây Nguyên Xem thêm

Người yếu tim đừng bén mảng đến quán cà phê độc đáo này
Quán cà phê độc đáo này được mệnh danh là nơi lưu giữ hồn cốt của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Nhưng với những ai yếu tim hoặc...

Trải nghiệm Tây Nguyên Xem thêm

TP Buôn Ma Thuột - nơi tổ chức Lễ hội cà phê lần thứ 7 năm 2019 có gì hấp dẫn?
TP Buôn Ma Thuột với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa rất riêng biệt đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và...
Tảng đá “biết đi” giữa núi rừng Tây Nguyên
“Tảng đá biết đi”, “Tảng đá nuốt mỹ nữ”, “Thần Đá Voi” là những cụm từ mà đồng bào Tây Nguyên hay nói về Đá Voi Yang Tao, một...
Trắng muốt mùa hoa cà phê Tây Nguyên
Cà phê Tây Nguyên khiến bao người đắm say thì hương và sắc của hoa cà phê còn khiến người ta say đắm hơn gấp bội.

Tin tức Tây Nguyên Xem thêm

Tăng cường quản lý du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách trong tình hình mưa lũ
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có Công văn khẩn gửi Ban chỉ huy phòng chống thiên tai...
Nguy cơ xảy ra tai nạn từ hàng trăm điểm sạt lở trên các tuyến giao thông ở Kon Tum
Mưa lũ trong tháng 10 và những ngày đầu tháng 11 vừa qua đã khiến các tuyến giao thông của tỉnh Kon Tum bị sạt lở tại hàng trăm...
Những sáng kiến độc đáo chống hạn ở Tây Nguyên
Bơm nước lên núi, xây bể trên cao hay làm hồ bậc thang là những sáng kiến độc đáo mà một số địa phương tại khu vực Tây Nguyên đề...
“Đánh thức” tiềm năng du lịch bắc Tây Nguyên: Vẫn mạnh ai nấy làm
Với mật độ danh thắng dày đặc, hệ sinh thái độc đáo và nền văn hóa lâu đời của các tộc người bản địa, những năm gần đây, bắc Tây...
Hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Ngày 15-16.2, tại thành phố Huế sẽ diễn ra hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây là cơ hội để các địa...
Festival Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 thành công rực rỡ
Tối 2/12, tại Quảng trường Đại Đoàn kết, thành phố Pleiku, đã diễn ra lễ bế mạc Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên...
Hình thành 3 tuyến du lịch Công viên địa chất Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông vừa xây dựng 3 tuyến du lịch Công viên địa chất Đắk Nông với các tên gọi "Trường ca của nước và lửa", "Bản giao...
Sắp diễn ra Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018
Từ 30/11- 02/12 sẽ diễn ra Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 tại thành phố Pleiku và huyện Chư Păh (Gia Lai)....