Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500m2 trên một gò đất cao, nằm giữa 4 con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng.
Vốn dĩ lăng có tên như vậy vì nơi đây thờ Thượng Quốc công Tả quân Lê Văn Duyệt (tức Lăng Ông) nằm ở gần chợ Bà Chiểu. Xung quanh khu lăng có tường cao bao bọc dài 500m, cao 1,2m được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng, xây dựng năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây.
Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa và khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính.
Từ cổng Tam quan ở phía Nam vào qua một khu vườn cảnh là nhà bia, nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân – Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh Miếu thờ.
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề “Lê công miếu bi” (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật.
Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Khu miếu thờ, gọi là Thượng Công Linh Miếu, gồm Tiền điện, Trung điện, và Chính điện được sơn màu sắc đỏ vàng. Đi sâu vào bên trong miếu thờ giữa chính điện là tượng Tả quân Lê Văn Duyệt được đúc bằng đồng nguyên chất dựa trên mẫu chân dung của ông in trên tờ tiền 100 đồng lưu hành ở Sài Gòn trước năm 1975.
Theo sử sách, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại vàm Trà Lọt (Cái Bè, Định Tường nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông là người theo chúa Nguyễn Ánh từ những ngày đầu, vì thế khi chúa Nguyễn lên ngôi vua, Lê Văn Duyệt được xem là "Đệ nhất Khai quốc công thần".
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500m2 trên một gò đất cao, nằm giữa 4 con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật
Từ cổng Tam quan, du khách có thể thấy rõ trục kiến trúc của lăng gồm: Nhà bia, lăng mộ và miếu thờ
Lăng có 4 cổng, trong đó cổng chính ở phía Nam (mở ra đường Vũ Tùng) được thiết kế theo kiểu Tam quan, phía trên khắc ba chữ "Thượng Công Miếu"
Bức "Long mã phụ đồ" bằng chất liệu sành sứ, thuỷ tinh trên bức tường khu tiền điện
Lăng mang kiến trúc cung đình Huế. Bức phù điêu bằng sành sứ dùng hình tượng cá chép hoá rồng chiến đấu với chim được trang trí năm 1937 trên miếu thờ
Trên nóc miếu thờ còn được trang trí bằng hình ảnh nhiều loài vật và họa tiết khác nhau như chim trĩ, công, hoa sen, hoa mẫu đơn... để thể hiện những đề tài mang tính hiện thực, gần gũi với cuộc sống con người
Khu miếu thờ, được gọi là Thượng Công Linh Miếu, gồm Tiền điện, Trung điện và Chính điện, với sắc đỏ và vàng chủ đạo
Bàn thờ giữa chính điện là tượng Tả quân Lê Văn Duyệt, được đúc bằng đồng nguyên chất dựa trên mẫu chân dung của ông in trên tờ tiền 100 đồng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975
Nguyễn Quang/ dantricom.vn